Cháy tòa nhà EVN: PCCC vẫn chưa được chú trọng!
(Dân trí) - “Đã có nhiều vụ cháy do công nhân hàn điện gây ra rồi mà không thấy ai nói đến quy định, quy trình, cách phòng chống khắc phục trong khi hàn điện nhỉ... Cớ là làm sao? - Bùi văn Nhiệm: nhiêm58@gmail.com đặt câu hỏi.
Khói mù mịt có thể nhìn thấy từ xa.
“Nếu cháy liên tục như thế này thì ai dám mua hay thuê chung cư để ở với chỉ số an toàn lại thấp như thế? Tính mạng và tài sản đâu phải lúc nào cũng song hành được đâu? Thật khủng khiếp quá” - di va den: dialandat@gmail.com
“Cháy suốt thế này thì ai dám mua chung cư mà ở nữa... Mà tôi cũng thấy lạ nữa, hễ sơ suất là cháy cả tòa nhà. Cần có biện pháp để khi xảy ra cháy thì chỉ cháy trong phạm vi của tầng đó thôi chứ. Cần áp dụng hệ thống an ninh tự động ngắt toàn bộ hệ thống điện, kèm theo đó là ban quản lý phải có mặt kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố chứ. Khi có sự cố thì ban quản lý tòa nhà cần có mặt tại nơi cháy trong vòng 1 đến 3 phút, chứ chờ được cứu hỏa đến thì ít cũng 15 phút, khi đó có thể đã cháy hết cả rồi” - Lại Quang Hoàng: Hoanghnglaiquang@yahoo.com
“Có lẽ vẫn là chuyện muôn thủa, chỉ vì thợ hàn thiếu kỹ năng chuyên môn đã dẫn đến những đám cháy xảy ra, gây thiệt hại quá nhiều. Vậy mà các cơ quan hữu trách vẫn cứ để tiếp diễn chuyện này? Khi tuyển thợ phải sàng lọc người có đủ tiêu chuẩn, việc này không tốn kém hơn là bao. Nếu vậy thì đã không xảy ra chuyện chỉ vì những lỗi sơ đẳng mà gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước và nhân dân. Cần xem xét kỹ năng lực các nhà thầu. Đừng bao giờ để xảy ra thế này nữa, xót xa lắm!” -loipham: loi.david66@yahoo.com
“Thợ hàn!Thợ hàn! Đã bao vụ hỏa hoạn lớn đều do sự bất cẩn của thợ hàn gây ra. Cần hướng dẫn lại an toàn lao động cho thợ hàn, ý thức của nhiều thợ hàn còn rất yếu!” - Haiha: havanrien1953@yahoo.com.vn
“Mùa đông hanh khô, thực sự rất nguy hiểm và dễ xảy ra cháy, đặc biệt ở những cao ốc như EVN. Tôi thấy lo ngại về vấn đề này. Chúng ta đang trong giai đoạn phát triển nhưng những dịch vụ về PCCC, giao thông, cơ sở hạ tầng... không phát triển theo kịp. Các cơ quan chức năng cần có ngay phương hướng để giải quyết vấn đề PCCC còn yếu kém này. Những vụ hỏa hoạn xảy ra gần đây khiến ai cũng có những suy nghĩ và lo ngại. Tôi yêu HN nhưng quá sợ cảnh tắc đường, hỏa hoạn...” - Lê Huyền: tronghuyen3108@gmail.com
“Đường không có mà đi, phố thì nhỏ như ngõ, xe cứu hỏa chẳng chui vừa, chui được vào thì thang cũng chỉ lên được đến tấng 5. Chẳng hiểu quy hoạch kiểu gì mà vẫn cho xây nhà cao tầng trong phố nhỏ? Cho xây nhà cao tầng thì cũng nên có biện pháp xây dựng lực lượng cứu hộ bằng trực thăng chứ. Mà sân bay Gia Lâm cách đó chưa đầy 5 phút đường chim bay, sao không có sự phối kết hợp điều động cứu hộ? Bó tay với công tác quy hoạch của thủ đô và nghành điện...” - Người Hà Nội: docgia@nguoihanoi.com.vn
“KeangNam cháy do cách nhiệt, giờ EVN Tower lại cháy do cách nhiệt điều hòa không khí. Các công ty tư vấn thiết kế cơ điện và chủ đầu tư nên xem lại việc chọn các loại vật liệu cách nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí. Như chúng ta thấy, các vụ cháy do vật liệu cách nhiệt có chất lượng thấp gây ra đều sinh ra một lượng rất lớn khói độc có màu đen. Chính nguyên nhân này làm cho công nhân, nhân viên bị ngột thở do hít phải khói độc gây ngất, thậm chí tử vong. Theo tôi được biết, hiện trên thị trường có nhiều loại vật liệu cách nhiệt không ảnh hưởng đến sức khỏe, sao các dự án công trình không lựa chọn sản phẩm trước khi thi công?” - Thu Hong: thuhongdt@gmail.com
Khói đen đổ ra từ tòa nhà EVN
Trong khi việc PCCC tại các tòa nhà cao tầng, các khu phố, đường ngõ hẹp dài vẫn cứ mãi chưa thoát khỏi tình trạng "loay hoay", nick Trojan xoinong@gmail.com cho rằng việc không siết chặt quản lý cũng là nguyên nhân chính gây ra những vụ hỏa hoạn đáng tiếc:
“Theo tôi chúng ta đang buông lỏng quản lý an toàn vệ sinh lao động cho các công trình xây dựng (đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và có vốn không phải nhà nước quản lý). Để mặc chủ đầu tư thích làm gì thì làm, đến khi có sự cố xảy ra chỉ thiệt hại cho những người lao động. Trong lĩnh vực này tôi thấy chủ đầu tư và nhà thầu quá buông lỏng công tác an toàn vệ sinh lao động. Họ cứ nghĩ là mua bảo hiểm là xong. Thỉnh thoảng kiểm tra sơ sơ, khi xảy ra sự cố thì mới bắt đầu khắc phục, đền bù vài triệu cho xong. Cần phải xem xét lại các quy định về an toàn lao động, tăng cường kiểm tra giám sát. Công trình nào không đạt yêu cầu thì dừng thi công. Đặc biệt, hãy học tập công tác an toàn lao động của các công trình do người Nhật quản lý tại Việt Nam. Theo tôi họ làm rất tốt”.
“Cần xem lại thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, tối thiểu là xem lại thiết kế thang thoát hiểm. Vì nếu hệ thống thang thoát hiểm đạt yêu cầu: về số lượng, vị trí thang,... thì toàn bộ người sử dụng sẽ thoát ra khỏi nhà trong không quá 15phút. Tôi làm việc trong ngành xây dựng, cũng có nhiều dịp tham quan xem xét các công trình cao tầng, và thấy không ít công trình thiết kế phòng cháy không đạt yêu cầu nhưng vẫn được bên Công an phòng cháy cấp giấy thẩm duyệt đạt chất lượng” - Nguyễn Tuấn: 123@gmail.com kiến nghị.
Ngoài ra, phản hồi thông tin Đại tá Tô Xuân Thiều - PGĐ Sở CS PCCC HN cho biết: “hiện PCCC TPHCM có hai xe vươn tới độ cao 72m; HN có một xe vươn tới độ cao 52m, song rất nặng nề và dài, không phù hợp với điều kiện đường sá VN”, không ít bạn đọc có chung câu hỏi với Nguyễn Tuân susu_cerato@yahoo.com: “Vậy thì mua những xe này để làm gì? Sao không vận dụng những biện pháp phù hợp với địa hình, cũng như quy hoạch của Việt Nam? Ví dụ như máy bay cứu hộ chẳng hạn”.
Trần Bách