Bắt bệnh Giáo dục để hiểu rõ nguồn cơn tâm bệnh cộng đồng

(Dân trí) - Nguồn cơn ấy dường như càng được khẳng định qua cái nhìn thắng của GS-TSKH Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng KH - ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư, về 4 “trọng bệnh” của ngành Giáo dục VN. Từ đó gợi mở tiếp hướng bàn luận…

GS-TSKH Trần Ngọc Thêm (ảnh: Lao Động)
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm (ảnh: Lao Động)

 

Dưới đáy hình Sin

 

Với những căn bệnh nặng như GS Thêm (và cả không ít người trước ông) đã vạch ra, vị trí của ngành GDVN qua mô tả của Tran Dong  dongtran977@gmail.com khiến người quan tâm có lẽ chỉ càng thêm… nản:

 

“Cảm ơn GS Thêm vì đã dám nhìn thẳng vào thực trạng ngành GD của chúng ta mà phân tích. Là người đã nhiều năm công tác trong ngành, nhưng thực sự chưa lúc nào chúng tôi lại có cảm giác GDVN lại xuống tới đáy của hình Sin như vậy. Mong rằng các cấp quản lý và lãnh đạo ngành cũng có chung cái nhìn thẳng thắn như GS để kiên quyết chấn chỉnh”.

 

Vì đâu nên nỗi? Hãy cùng Tuấn Vinh nganvy_lei@yahoo.com “cận cảnh” nguồn cơn khiến ngày càng nhiều người “quay lưng” lại với ngành nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý này xem sao:

 

“Từ giảng đường đại học bước vào thực tế giáo dục, tôi hoàn toàn bị sốc. Từ tuyển dụng cho tới mọi thực trạng khác đều thế. Tuyển dụng không công bằng, có quen biết, có đường dây chắc chắn sẽ có trường tốt. Tốt nghiệp loại trung bình còn dễ có nhiệm sở hơn khá, giỏi (vì phỏng vấn mà, nhờ vả gửi gắm là chuyện bình thường). Còn có năng lực ư? Cứ chờ đi…. Mà có được trường dạy rồi cũng lại vô số chuyện, từ "đấu đá" trong trường cho đến việc học sinh lười học, phụ huynh không quan tâm, đẩy hết cho giáo viên...

 

Đã vậy, với trình độ hiện tại như thế, tôi hoàn toàn không hiểu sao các HS ấy có thể lên được cấp 2 (với bệnh thành tích và sự gian dối của cấp I). Lên đến cấp 2, tiếp tục chúng tôi lại bị áp đặt thành tích: nào thì 90% học sinh trên trung bình, 80% giỏi, 100% lên lớp, tốt nghiệp....Với "năng lực" đó của HS thì hoàn toàn là năng lực ảo, dưới đẩy lên trên vì thành tích... Đã vậy, các trường để lấy thành tích chỉ cần HS lớp 9 có chỗ học lớp 10 là được, không cần quan tâm học ở đâu. Chỉ cần thành tích trường tốt.....Tôi vô cùng thất vọng với thực trạng hiện tại của giáo dục, nên tôi đang theo học 1 trường đại học nữa. 1 năm sau có bằng đại học kinh tế, tôi sẽ chuyển nghề. Vì giáo dục quá nhiều điểm bất cập làm tôi thất vọng, không đủ nhiệt huyết để cống hiến tiếp nữa”.

 

Và nỗi đau như Do Huyen Trinh huyentrinh61@gmail.com bộc lộ rõ ràng đang gặm nhấm tâm can bao người dân VN, bởi nỗi ám ảnh: Các thế hệ tương lai rồi sẽ ra sao với cách dạy và học “chẳng giống ai” trong môi trường GD đậm màu sắc "thương trường như chiến trường" thế này?

 

“Cảm ơn Giáo sư ! Giáo sư đã thay lời nhân dân Việt Nam nói đúng NGUYÊN  NHÂN  CÁC CĂN BỆNH CỦA GDVN. Theo tôi, cần loại khỏi ngành GD những giáo viên (GV) không còn đủ tư cách, không có cả đức lẫn tài. Còn những GV có thể năng lực chưa giỏi, nhưng có tâm huyết với nghề thì vẫn có thể sẽ tự cố gắng học hỏi, dần nâng cao năng lực thì chúng ta vẫn cần và phải trân trọng họ. Nhưng những GV có thể giỏi những không có đức thì sẽ chỉ gây hại cho bao thế hệ HS…. Những thực tế mà chúng ta đều nhìn thấy rõ ở ngành GD quả là rất đau lòng, nỗi đau này cả dân tộc ta không biết bao giờ mới hàn gắn được? Theo tôi nghĩ, đã tới lúc cấp bách phải rà soát lại và mạnh tay làm trong sạch đội ngũ các nhà giáo, để môi trường GD lại được Sạch – Đẹp như xưa. Để các thầy cô tâm huyết với sự nghiệp trồng người luôn xứng đáng được tôn vinh là những người góp phần vun đắp nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý…Muốn làm được thế, rất cần có đội ngũ các nhà lãnh đạo GD thật sự tâm huyết, hội tụ đủ Đức – Tài và toàn tâm toàn ý lo lắng cho sự nghiệp GD…”

 

Sức khỏe ảo, bệnh thật

 

Phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” có lẽ tới giờ đã không còn hiệu quả với ngành GD nữa rồi, bởi đã từ lâu cả giới chức trong ngành và khá nhiều GV (nhất là ở các thành phố lớn) cứ cố tình lờ đi những căn bệnh trầm kha của chính mình để không phải chữa trị. Mà chữa sao được khi kết quả nhỡn tiền là sẽ phải tự cắt bỏ đi những khoản lạm thu đầy hấp dẫn, những khoản tiền học thêm thấm đẫm bao mồ hôi nước mắt và những tiếng kêu than của cha mẹ học sinh…???

 

Song qua “hội chẩn” của các bác sĩ cộng đồng dám nhìn thẳng, những căn bệnh của GDVN càng rõ như ban ngày. Ngược lại, chính “bệnh nhân” thì vẫn luôn tự chẩn trị và trấn an cả mình lẫn người khác bằng sức khỏe… “ảo” thông qua toàn những con số 99,99% đẹp như… Vàng... ta!

 

“Chẩn đoán và bốc thuốc chữa trị bốn "trọng bệnh" của GDVN hiện nay của Giáo sư là trúng, là chính xác và mang tính khả thi. Vô cùng cảm ơn Thầy giáo” Học trò: Lê Văn Mẫu (NCS TSỹ tại ĐHSP Hoa Nam, Trung Quốc. ĐT: 0086. 13560497159):  levanmau73@gmail.com

 

“Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối. Các căn bệnh đều được chẩn đoán quá chuẩn. Nay xin phẫu thuật và cho đơn thuốc thôi, đồng thời cần kiên quyết điều trị tận gốc. Cảm ơn những con người có tâm huyết như GS Thêm” -  Nguyễn Văn Bình:  binhthuyenchai@gmail.com

 

“Bệnh cào bằng – Đúng. Bệnh suy dinh dưỡng - Đúng một phần vì nhiều trường lớp bây giờ khá khang trang rồi, đủ để đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất, nhưng so với chuẩn thì còn xa lắm. Bệnh thành tích và bệnh gian dối: do cấp trên ép chúng tôi phải gian dối đấy ạ. Ngày trước cả trường tôi có 1 em không được xét tốt nghiệp vì học lực yếu và nghỉ quá 45 ngày, thế là phòng GD ép xuống: HS học yếu thì nói các thầy cô dạy thêm cho đạt trung bình đi. HS nghỉ quá 45 ngày thì dạy thêm cho em đó mấy ngày nữa để tốt nghiệp (trong khi trường miền núi, GV đang nghỉ hè ở quê). Từ đó trường tôi luôn có 100% HS đủ điều kiện xét tốt nghiệp” - Hồ Tuân: nambinhtuan@gmail.com 

 

 “Bắt đúng bệnh đã khó, nhưng tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa còn khó hơn. Bốn bệnh này không phải do nhà trường và các thầy cô tạo ra, mà do cơ chế tập trung quan liêu trong ngành GD sinh ra đó” - Lê Văn Anh: levananh1957@gmail.com
 
(minh họa: VietnamNet)
(minh họa: VietnamNet)
 

Mảnh đất màu mỡ nhìn từ hai phía

 

Chưa bao giờ và chắc cũng chưa ở đâu lại có sự so sánh kỳ lạ như vậy, khi có không ít ý kiến bạn đọc nêu rõ: môi trường GDVN đã bị một số người biến thành mảnh đất màu mỡ để kinh doanh siêu lợi nhuận. Quá khập khiễng nhưng đau xót thay đó vẫn là sự thật và hãy xem căn nguyên của nó do đâu mà ra:

 

“Một phần không nhỏ là do Y tế và GD hiện là hai trường kinh doanh màu mỡ nhất vì: Một là giá cả là không quy định và người mua không có quyền trả giá. Hai là chất lượng sản phẩm thì… chỉ có Trời mới biết… Hãy chấm dứt kiểu đào tạo tràn lan, kiểu lấy GD  làm môi trường kinh doanh béo bở gây tốn kém tiền của và làm mất cân bằng quan hệ sản xuất... Nghĩ xa một chút, nếu cứ với tình trạng đào tạo tràn lan này thì tương lai không xa sẽ là:  nông dân thì già (giới trẻ đi học hết), công nhân sẽ “biến mất", chỉ còn lại "tri thức"??? ... Điều này không xa đâu, vì chỉ trong khoảng 50 năm nữa tiền của chúng ta sẽ dồn hết vào GD, không có ai trực tiếp tạo ra của cải vật chất nữa... Tôi thấy sợ lắm!” - Pham Nguyenx: phamvannguyenx@gmail.com

 

“GS THÊM nói quá đúng, quá chuẩn! Nhưng để thay đổi toàn diện căn bản nền GDVN thì tôi thấy quá khó. Cái chính là vì tâm lí háo danh, háo thành tích của hầu như mọi cấp, mọi ngành ở VN hiện nay. Bài học  “2 không” năm 2007 là 1 ví dụ điển hình đấy” - Xuân Huyền:  con.maity@gmail.com...

 

Chúng tôi cũng là những học trò cũ của GS Thêm, rất tin ở những người như ông. Và cũng mong có thêm nhiều người “biết bệnh” của GD, dám nói thẳng như ông. Hơn thế nữa, còn dám cùng xắn tay vào chữa trị, sớm trả lại cho cộng đồng một nền GD lành mạnh, trong sạch, tốt đẹp và phát triển thực sự.

 

Để tất cả các thầy cô giáo đều được yêu quý, được tôn vinh… như xưa…Và để toàn dân có thể tin tưởng rằng các thế hệ mầm xanh tương lai được gieo trồng trên những mảnh đất màu mỡ thực sự…Ngày ấy không thể nói là còn xa lắm được nữa đâu!

 

Kiều Anh