Bạn đọc viết:
(Bài 1): Thư ngỏ gửi ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
(Dân trí) - Tôi là 1 trong những người VN đầu tiên nghiên cứu về con cá ngừ đại dương. Để tránh lãng phí và đầu tư dàn trải, trước khi tỉnh Bình Định đầu tư mua thiết bị đầu tư cho ngư dân, mong hãy nghiên cứu kỹ xem khâu nào quyết định chất lượng cá ngừ.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ca-ngu-dai-duong-viet-nam-ban-cho-nhat-gia-gap-5-lan-trong-nuoc-943834.htm'><b> >> Cá ngừ đại dương Việt Nam bán cho Nhật giá gấp 5 lần trong nước</b></a>
Theo tôi thì:
- Khâu 1: Câu bằng vàng câu là tốt nhất (tuyệt đối không câu dùng đèn).
- Khâu 2 : Sơ chế sau đánh bắt (khâu này quan trọng nhất).
- Khâu 3: Bảo quản sau sơ chế.
Khâu 1 có thể khắc phục được ngay. Khâu 2 còn hạn chế nhất vì tàu câu cá ngừ của ngư dân có sàn boong chính có độ dốc lớn, boong chính hẹp. Dẫn đến việc khi đưa cá lên tàu khó có điều kiện để sơ chế hoàn chỉnh (vì độ dốc và hẹp khiến ngư dân khó thao tác).
Trong đó để sơ chế cá ngừ có các công đoạn sau:
+ Phá hủy não và tủy sống.
+ Lấy hết máu cá.
+ Lấy hết nội tạng và mang cá.
Nếu không lấy hết hoặc làm không sạch thì tự bản thân tủy, não, máu, nội tạng sẽ tự phân hủy rất nhanh làm chất lượng cá giảm. Chất lượng này nhìn thấy rất rõ khi ta mổ cá: màu của thịt cá không còn đỏ tươi nữa mà chuyển sang đỏ thẫm.
Đưa vào bảo quản lạnh. Trong quá trình thao tác các công đoạn trên, do sàn dốc và tàu chao đảo khiến con cá có thể bị dịch chuyển làm cho cá bị bầm dập (chất lượng giảm).
Trong quá trình bảo quản lạnh thông thường người ta hay dùng đá xay để ướp cá, nếu đi ngắn ngày thì vẫn có thể đạt được. Vậy về đầu tư ta chỉ nên đầu tư hệ thông bảo quản chứ không cần hệ thống câu. Hệ thống hiện nay người Nhật hay dùng là Chilling Water để bảo quản cá ngừ.
Trân trọng!
Đỗ Quốc Việt: viet.dq@fmail.vnn.vn