Vĩnh Phúc tinh giản gần 1.500 biên chế trong 3 năm

(Dân trí) - Theo số liệu mới nhất của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2015 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm 1.496 biên chế, trong đó: đạt tỷ lệ tinh giản biên chế 6% trên tổng số phải tinh giản biên chế từ nay đến 2021 là 10%.

Kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

 

Vĩnh Phúc tinh giản gần 1.500 biên chế trong 3 năm - Ảnh 1.

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm 1.496 biên chế. (Ảnh minh họa).

 

Các cơ quan hành chính: Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Đến hết năm 2017, 100% các cơ quan hành chính cấp tỉnh đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Như vậy, nhiệm vụ này hoàn thành đạt mục tiêu Đề án 01/ĐA đề ra.

- Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã giảm 37 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành, đơn vị thuộc sở;

Các cơ quan chuyên môn cấp huyện: Đến hết năm 2017, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đã được UBND cấp huyện quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

- Kết quả sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo Đề án số 01/ĐA của Tỉnh ủy, cấp huyện đã giảm 10 phòng

Đơn vị sự nghiệp công lập: Đến nay, hầu hết các nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập đã hoàn thành theo yêu cầu; toàn tỉnh đã giảm 87 đơn vị sự nghiệp (cấp tỉnh giảm 31 đơn vị, cấp huyện giảm 56 đơn vị),

Về thực hiện cơ chế tự chủ

Về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách: Kết quả, toàn tỉnh có 29 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, vượt kế hoạch 21 đơn vị; 172 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, vượt kế hoạch 2 đơn vị. Như vậy việc thực hiện tự chủ đã đạt 113% so với kế hoạch tính đến năm 2021, tuy nhiên một số đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ một phần ở mức độ thấp.

Về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở; khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND quy định số lượng, chức danh, phụ cấp và một số chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Qua đó, tiết kiệm được do cắt giảm số lượng cán bộ không chuyên trách trên 10.700 người với tổng kinh phí 41,2 tỷ đồng (Dự toán năm 2017 bố trí: 203,7 tỷ đồng; Dự toán năm 2018 bố trí: 158,5 tỷ đồng). Từ năm 2018 các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, ở thôn tổ dân phố đã được bố trí kinh phí hoạt động theo cơ chế khoán của Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND.

Kết quả tinh giản biên chế

Nhằm thực hiện đạt mục tiêu tinh giản biên chế, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp, cụ thể:

Từ năm 2013, tỉnh Vĩnh Phúc không giao tối đa chỉ tiêu biên chế theo định mức. Đối với các tổ chức được thành lập mới hoặc được bổ sung thêm nhiệm vụ, không giao bổ sung chỉ tiêu biên chế, đơn vị tự cân đối, sắp xếp trong tổng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (từ 2015-2021), kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm và xác định đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính Phủ để làm cơ sở thực hiện tinh giản biên chế.

 

Vĩnh Phúc tinh giản gần 1.500 biên chế trong 3 năm - Ảnh 2.

Giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện và đúng đối tượng, kịp thời theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ; bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định hiện hành; giải quyết các chế độ thôi việc đối với CCVC, lao động hợp đồng đúng quy định hiện hành.

Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 24/10/2017 về việc hỗ trợ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng.

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm 1.496 biên chế, trong đó: đạt tỷ lệ tinh giản biên chế 6% trên tổng số phải tinh giản biên chế từ nay đến 2021 là 10%.

Sắp xếp cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố: Thực hiện Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND, trong đó quy định: Mỗi đơn vị hành chính cấp xã được bố trí 8 người; thôn, tổ dân phố loại 1 bố trí 7 người; loại 2, 3 bố trí 5 người và không bố trí phó trưởng thôn, tổ phó tổ dân phố. Theo đó toàn tỉnh được bố trí: 8125 người. Đến hết Quý I/2018, toàn tỉnh có 7.996 người hoạt động không chuyên trách, giảm so với trước khi thực hiện Nghị quyết là 10.704 người. Để tiếp tục giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, từ nay đến năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục giảm 2.752 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố để đảm bảo mỗi thôn, tổ dân phố còn 3 người hoạt động không chuyên trách.

Nguyễn Dương