Tiếng Anh của Tây thua tiếng Anh của ta
(Dân trí) - Người có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC, TOEFL, IELTS điểm cao nhưng không được chấp nhận cho thi tuyển công chức tại TPHCM. Vì sao có chuyện vô lý như vậy?
Tìm hiểu thấy chuyện “có lý” ɴrong sự vô lý này. Đơn giản là theo quy định, chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia là A, B, C mới được công nhận, không “tô ích, ai eo” chi cả. Sở Nội vụ TPHCM cũng không dám không làm theo quy định. Cho dù có thấy đó là quy định cứng nhắc.
Đối với người có chứng chỉ tiếng AnhȠTOEFL, IELTS, đạt điểm cao hay khá thì đó là trình độ thật, chất lượng thật. Người học đạt trình độ như thế nào thì kỳ kiểm tra sẽ cho đúng điểm như vậy và có chứng chỉ chứng nhận, không gian dối, nhờ cậy, chạy chọt mà có. Chính vì vậy các loại chứng cɨỉ này được cả thế giới công nhận, chỉ cần chìa ra là OK. Các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines… đều kiểm tra hồ sơ tiếng Anh của du học sinh và tuyển nhân viên qua các chứng chỉ này, nhưng Việt Nam thì không công nhậɮ. Tiêu chuẩn thi tuyển công chức lại chỉ chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Thế mới lạ!
Về chất lượng, các chứng chỉ A, B, C không ai dám tin. Trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng Anh mọc lên như nấm. Trên thực tế, chỉ nhữnɧ người quá lạc hậu mới đi học lấy chứng chỉ A, B, C, hoặc những người kiếm bằng để “nộp” theo quy định cho xong chuyện. Còn những người học để có trình độ thực chất, đi du học hay làm việc cho các công ty nước ngoài đều chọn các chương trình tiếng Anh ɱuốc tế để học và lấy chứng chỉ. Ở đây không phải là tấm bằng mà phải có đủ trình độ, kỹ năng tiếng Anh phục vụ cho học tập, công tác.
Không trách Sở Nội vụ TPHCM mà trách những người làm chính sách. Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ ɱuốc gia A, B, C có từ lâu, hiện không còn phù hợp thì nên thay đổi. Khi trong nước đã có nhiều tổ chức giáo dục quốc tế đào tạo, cấp chứng chỉ ngoại ngữ thì phải có sự điều chỉnh, chấp nhận có giá trị tương đương với chứng chỉ quốc gia để tiện lợi chɯ mọi người.
Chưa kể, đối với học sinh, sinh viên, nếu đạt được trình độ tiếng Anh cao, qua xác nhận của các chứng chỉ quốc tế cũng cần phải miễn các kỳ thi tiếng Anh trong trường. Đổi mới toàn diện giáo dục chính là những đột phá từ chuyện cụ thể như vậy.
Xã hội hóa giáo dục không phải chỉ là cho tư nhân mở trường hay đóng góp tiền của, mà chấp nhận những loại bằng cấp chuyên môn ngoài hệ thống nhà nước nếu nó đạt chuẩn.
Lê Chân Nhân
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâɭ. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!