“Nói lên sự thật” là khẳng định của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân!
(Dân trí) - “Nói lên sự thật tâm tư, nguyện vọng của nhân dân không phải là điều gì dũng cảm, mà là chức năng của Mặt trận, điều Mặt trận phải làm được”. Đó là lời phát biểu của Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân được đăng tải trên Vietnamnet ngày 6/9 vừa qua.
Đây là một ý kiến xác đáng đồng thời cũng là lời nhắc nhở về một “mối họa lớn – chữ của GS. Hoàng Tụy” mang tên sự dối trá hay ɣách gọi nhẹ nhàng hơn là “bệnh thành tích”.
Thực chất, hầu hết mọi tiêu cực diễn ra hiện nay đều bắt nguồn từ sự dối trá, thiếu trung thực. Từ tham ô, tham nhũng, chạy chức chạy quyền hay trộm cắp, cướp giật đến các con số khuếch trương, các ɢản báo cáo “làm đẹp”… đều có nguồn gốc từ sự dối trá.
Cho nên khi trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnamnet xung quanh ý kiến của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: “Mặt trận phải dũng cảm nói lên sự thật, tâm tư nguyện vọng của nhân dân để lãnh đạo có quyết sách phù hợp”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng khái nói rằng không cần sự “dũng cảm” bởi “đó là việc Mặt trân phảii làm, là chức năng của Mặt trận… là yêu cầu hết sức chính đáng, không phải của riêng bác Nguyễn Thị Bình, mà rất nhiều người dân, đảng vɩên đều có yêu cầu với Mặt trận như vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng làm theo yêu cầu đó bởi Mặt trận có chức năng mà Hiến pháp 2013 quy định đại diện và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nhân dân”.
Tại cuộc Hội thảo “Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 - Rà soát pháp luật, bảo đảm các quy định của Hiến pháp về quyền con người∝ do Bộ Tư pháp tổ chức gần đây, nhiều chuyên gia đã khẳng định, phân tích rất rõ tiến bộ vượt bậc của các hiến định về quyền con người trong Hiến pháp 2013.Trong đó có thể nói, quyền con người cao nhất và trước nhất là quyền được nói lên sự thật.Theo lời Đại biểu Dương Trung Quốc tại cuộc giao lưu trực tuyến trên Vietnamnet tháng 10/2010 “bài "Nếu xa dân thì chúng ta khôngȠcòn lí do gì để tồn tại” cho biết: “Bác Hồ nói rằng "Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng", tức là người ta không có niềm tin để tham gia vào công việc ɣhung nữa và khoảng cách giữa những người cầm quyền và những người dân là quá xa rồi”.
Đây là sự lo ngại có thật trong đời sống xã hội hiện nay, khi mà sự im lặng nhiều khi còn quý hơn vàng!
Do đó, không ngạc nhiên khi Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “… lắng nghe ý kiến nhân dân là yêu cầu xuyên suốt. Ở đâu nhân dân muốn nói, đóng góp, cảm thấy chưa được nghe kịp thời, chưa được nghe đủ ở chỗ khác thì Mặt trận phải là địa chỉ cuối cùng và họ có quyền đặt ra yêu cầu đó”.
<ɰ>Đây là biểu hiện quyết tâm rất lớn của Mặt trận nhưng công bằng mà nói là không dễ, thậm chí rất khó khăn.Bởi muốn được nghe lời nói thật, người nghe phải thành tâm, thực lòng. Không ai muốn đem lời nói thật cho người không thành tâm vì đó lˠ hành động giống như “mang vàng bạc vứt ra đường cái”.
Lời nói thật xưa nay vốn khó nghe “Trung ngôn nghịch nhĩ”, phải xác định “thuốc đắng giã tật” thì người nghe mới không “mất lòng”.
Để nói lời nói thật đã khó, để nghe được lời n˳i thật còn khó hơn. Và càng khó hơn nữa là làm theo lời nói thật.
Song, đây là điều “Mặt trận phải làm, là chức năng của Mặt trận” như lời khẳng định của Chủ tịch TƯ MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân.
Muốn vậy trước hết, “Hãy rửa tai để nghe ɬời nói thật” như lời Nhà báo Hữu Thọ.
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin thɥo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!