Giống ta đâu phải là ta!

(Dân trí) - Xưa Ngài đến ba tuổi thì nói cười được, còn bây giờ họ tuổi trên dưới ba mươi trở lên rồi mà vẫn không nói không cười, đến nỗi người ta đang phải mở lớp dạy cho biết nói biết cười đấy.

 

 (Minh họa: Ngọc Diệp)

 (Minh họa: Ngọc Diệp)

 

 

Có kẻ bẩm với Thánh Gióng, cháu chắt của Ngài hiện nay ở dưới trần gian đông đúc lắm. Thánh Gióng hỏi: Làm sao biết đó là hậu duệ của ta? Kẻ đó nói: Ngày xưa, Ngài lên ba tuổi vẫn chưa biết nói. Đại Nam quốc sử diễn ca đã chép rành rành: “Làng Phù Đổng có một người /Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ”. Bây giờ, những hậu duệ của Ngài “chẳng nói, chẳng cười trơ trơ” đầy, lại hơn Ngài ở chỗ, xưa Ngài đến ba tuổi thì nói cười được, còn bây giờ họ tuổi trên dưới ba mươi trở lên rồi mà vẫn không nói không cười, đến nỗi người ta đang phải mở lớp dạy cho biết nói biết cười đấy.

 

Thánh Gióng hoảng, vội cưỡi ngựa sắt xuống trần thăm thú. Trở về  trời, Ngài bảo: Đúng là có một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ hiện nay “chẳng nói chẳng cười trơ trơ”. Chỉ tạt vào bệnh viện, ta đã mục tại sở thị ngay cảnh một ông lãnh đạo cao nhất của tỉnh nọ vào thăm người nhà. Đến buồng bệnh, vị lãnh đạo này hỏi một nhân viên y tế thì bị quát “Đi vào trong mà hỏi”. Lúc đến cửa buồng thấy một số điu dưỡng đang đứng buôn chuyện, ông cũng vào hỏi thì bị cô điu dưỡng hất hàm “Không nhìn thấy chữ ở trên tường à”.

 

Những chuyện như thế xẩy ra nhiều ở các bệnh viện nên ngành y tế vửa mới phải tổ chức dạy cho nhân viên y tế của hơn bẩy mươi bệnh viện tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận biết cười khi tiếp đón, biết nói lời cảm ơn với người bệnh vì có bệnh nhân thì mới có điu kiện cho các cán bộ y tế này hành nghvà tăng thu nhập cho bản thân họ. Trước những chuyện như vậy, ta rất bực khi thấy có ai đó nghĩ rằng những kẻ “chẳng nói chẳng cười trơ trơ” ấy là hậu duệ của ta.

 

Không phải thế. Hoàn toàn không phải thế, bởi họ khác ta ở chỗ ta khát khao chống ngoại xâm cứu giúp dân nên tự nhiên bật được tiếng. Còn những người kia đâu có cái tâm giống ta, nên họ “chẳng nói chẳng cười trơ trơ” trước hoạn nạn của  dân là lẽ đương nhiên, cớ sao lại bảo họ mang dòng máu của ta được.

 

Lại nữa, thấy người ta mở lớp dạy những kẻ đó biết nói biết cười, ta e rằng khó, vì cái gốc của nói, cười là xuất phát từ tâm. Vì vậy bây giờ để cho những người “chẳng nói, chẳng cười trơ trơ” với dân kia nói được, cười được, đáng lẽ phải giáo dục cho họ thiên chức của người thầy thuốc đầu tiên là cần có cái tâm lương y kiêm từ mẫu, giúp người cứu đời…

 

Rồi phải dạy họ cố nói cười với dân vì  có bệnh nhân thì mới có điu kiện cho họ hành ngh, mới giúp tăng nguồn thu cho bệnh viện và tăng thu nhập cho bản thân”, e rằng cái nói, cái cười vụ lợi đó nếu không là cái nói cái cười vô hồn của người máy thì cũng chỉ là cái nói, cái cười giả tạo, gượng gạo mà thôi. Ô hô …

 

 

Nguyễn Đoàn