Việt Nam là “đất lành” với nhiều nhà đầu tư hậu Covid-19

(Dân trí) - Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam nửa đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, đã xuất hiện những tín hiệu lạc quan khi Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, khởi động lại nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây là cơ sở để thu hút nhà đầu tư đến Việt Nam như một điểm đến an toàn.

Nhà đầu tư đang tìm đến các khu công nghiệp tại Việt Nam

Ngày 7/4, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp có tổng trị giá lên tới 108.000 tỷ yên (tương đương 989 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á. Đây là tín hiệu lạc quan đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam, bởi Việt Nam là một trong những địa điểm yêu thích của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Việt Nam là “đất lành” với nhiều nhà đầu tư hậu Covid-19 - 1
Các KCN tại Việt Nam đang là đích nhắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn coi Việt Nam là thị trường truyền thống, ưu tiên đầu tư. Có thể kể tới hàng loạt tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đã đặt đại bản doanh, nhà máy sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Posco, Huyndai, Lotte…Sự xuất hiện của các tập đoàn này cũng đã thu hút hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ USD theo chân đến Việt Nam và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, hiện cũng có nhiều nhà sản xuất khác cũng đang tìm hiểu, hay rục rịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam như: Apple, Hanwha, Yokowo, Shuafu, Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis…

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố hết dịch SARS năm 2003 và sẽ tiếp tục thành công trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 lần này. Trong bối cảnh này, ngành sản xuất tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ “Trung Quốc + 1” - chiến lược mà các các doanh nghiệp nước ngoài đang áp dụng để đa dạng hóa cơ sở sản xuất tới các khu vực khác và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, qua đó sẽ tạo đà tăng trưởng cho nhu cầu cho bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đầu tư “chớp” thời cơ

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước phát triển công nghiệp khác, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã bổ sung thêm một số loại hình khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế đặc thù, trong đó có KCN - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng: KCN là khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp.

Việt Nam là “đất lành” với nhiều nhà đầu tư hậu Covid-19 - 2
KCN gắn với dịch vụ - một mũi tên trúng 2 đích

Đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, thời gian qua, chính quyền tỉnh này đã có nhiều động thái cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đó là những yếu tố chính để Thái Nguyên trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài cơ lớn như Samsung.

Thời gian gần đây giới đầu tư đang quan tâm tới KCN dịch vụ Apec Điềm Thụy (Thái Nguyên) - chủ đầu tư là Apec Thái Nguyên. Không chỉ nhắm đến đất công nghiệp, phần đất dịch vụ cho KCN - Apec Điềm Thụy Center Point cũng là đích đến của nhiều nhà đầu tư.

Chỉ cách sân bay Nội Bài trên 40km, Apec Điềm Thụy Center Point tọa lạc tại mặt tiền KCN Apec Điềm Thụy (Khu B) có hệ thống giao thông đa dạng, thuận tiện kết nối như cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ số 3…

Toàn khu công nghiệp Apec Điềm Thụy có diện tích đất quy hoạch 166,06 ha, trong đó các phân khu chức năng được phân chia như: trung tâm điều hành 8,569m2; đất dịch vụ phục vụ KCN 30,915m2; đất nhà máy 1,112,946m2; Đất cây xanh 2018,202m2; Đất mặt nước 16,170m2; đất công trình đầu mối hỗ trợ kỹ thuật 19,065m2; đất giao thông, bến bãi 264,613m2; diện tích khu thiết chế công đoàn dự kiến 39,415m2…

Việt Nam là “đất lành” với nhiều nhà đầu tư hậu Covid-19 - 3
Apec Điềm Thụy Center Point được đầu tư hạ tầng, tiện ích hoàn chỉnh

Trong đó, phần đất dịch vụ phục vụ KCN được chia thành 2 phần, Apec Điềm Thụy Center Point có diện tích 28,915m2 với 231 shop thương mại được xây dựng từ 2-3 tầng mục đích cho kinh doanh hàng tạp hóa, siêu thị mini; đồ uống giải khát; quán cơm bình dân; đồ ăn vặt; quần áo, túi xách, giày dép; cửa hàng thực phẩm, trường mầm non Apec Điềm Thụy Center Point có diện tích 28,915m2 với 231 shop thương mại được xây dựng từ 2-3 tầng mục đích cho kinh doanh tư thục… khu dịch vụ này còn đầu tư xây dựng công viên thể thao ngoài trời với đường dạo, cây xanh cảnh quan; cây xăng; bãi để xe; nhà dịch vụ với các tiện ích công cộng…

Apec đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch kiến trúc hiện đại, cảnh quan đẹp, hệ sinh thái thân thiện với môi trường. Đây là một định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở và môi trường sống tiện ích cho chuyên gia và công nhân tại đây.

Trường Thịnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm