Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà đầu tư tranh thủ "chốt hàng"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bước sang quý IV, niềm tin của giới đầu tư về thị trường bất động sản trở lại. Báo cáo của các tổ chức cũng cho thấy gam màu tươi sáng những tháng cuối năm 2021, tạo đà cho năm 2022.

Nhà đầu tư tranh thủ chốt hàng

Khi Phú Quốc và toàn tỉnh Kiên Giang đang gấp rút chuẩn bị hoàn tất mọi điều kiện để thử nghiệm đón khách quốc tế từ 20/11, sự quan tâm của giới đầu tư cả nước cũng hướng về vùng đất này.

Ông Nghiêm Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đông Tây Land chia sẻ, tỷ lệ giao dịch tại Phú Quốc tăng mạnh ngay từ đầu tháng 10 so với quý III khá trầm lắng. Lượng giao dịch bùng nổ do sau một thời gian bị nén do dịch bệnh, các nhà đầu tư lập tức "buông tiền".

Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà đầu tư tranh thủ chốt hàng - 1

Ảnh phối cảnh Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc.

Ông Hải cho biết thêm, nhu cầu khách hàng bắt đầu dịch chuyển sang các sản phẩm bất động sản nhà đất đô thị, bên cạnh bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh trước đó. Khách hàng lựa chọn sản phẩm bất động sản nhà đất đô thị sẽ hướng đến đầu tư dài hạn. Nhà đầu tư ưu ái những sản phẩm nhà đất đầy đủ pháp lý, thời gian sở hữu lâu dài, tiềm năng sinh lời lớn, do quỹ đất được cấp quyền sở hữu lâu dài của Phú Quốc rất hiếm, trong khi tốc độ đô thị hóa lại đang diễn ra rất nhanh.

"Các giao dịch đến từ nhiều khu vực gồm cả Đồng Nai, Đà Nẵng, Kiên Giang… thay vì tập trung tại TPHCM, Hà Nội như trước đây. Nguồn khách hàng đa dạng hơn do nhu cầu đầu tư và sở hữu bất động sản như một ngôi nhà thứ 2 rất lớn từ sau dịch Covid-19", vị này cho biết thêm.

Từ góc độ đầu tư, anh Ngọc Tuấn, một nhà đầu tư tại thị trường Phú Quốc nhận định, thời điểm này phù hợp để sở hữu bất động sản mới do thị trường vẫn trên đà hồi phục và chưa lập đỉnh sốt nóng tiếp theo. Việc Chính phủ lựa chọn Phú Quốc làm điểm thử nghiệm "hộ chiếu vaccine" đầu tiên cả nước cho thấy vị thế của vùng đất này. Đây là lý do anh "chốt" sản phẩm biệt thự tại Meyhomes Capital Phú Quốc - một đại đô thị có sổ đỏ lâu dài vào đầu tháng 10.

Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà đầu tư tranh thủ chốt hàng - 2

Không gian sống tại Meyhomes Capital Phú Quốc.

Tương tự thị trường Phú Quốc, khu vực Bắc Trung Bộ hay Quảng Ninh cũng chứng kiến làn sóng tìm hiểu dự án tăng mạnh khi vừa kết thúc quý III - thời điểm Covid-19 được kiểm soát. Hàng loạt dự án quy mô lớn của các chủ đầu tư tên tuổi đã ra mắt tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hạ Long… được đẩy mạnh mở bán hoặc giới thiệu đến nhà đầu tư.

Thị trường nghiêng về gam màu sáng

Hoạt động sôi nổi của các nhà đầu tư bất động sản cả nước và viễn cảnh phục hồi của thị trường đã được giới chuyên gia dự đoán trong các báo cáo đưa ra trước đó.

Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2021 của batdongsan.com nhận định mức độ quan tâm bất động sản tại nhiều địa phương sẽ phục hồi trong quý IV. Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM sẽ phục hồi hoàn toàn mức quan tâm. Cụ thể tại Hà Nội, mức độ quan tâm bất động sản của 3 tháng cuối năm 2021 sẽ tương đương quý II. Tại Đà Nẵng, mức độ quan tâm sẽ tăng dần và chạm đỉnh vào tháng 12. TPHCM khôi phục trong tháng 11 và 12. Điều kiện chung là Covid-19 được kiểm soát, các địa phương mở cửa trở lại, kinh tế chung hồi phục hồi tốt, đầu tư công được giải ngân.

Thường sau mỗi đợt Covid-19, mức độ quan tâm đối với bất động sản luôn tăng mạnh.

Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà đầu tư tranh thủ chốt hàng - 3

Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc thừa hưởng hệ sinh thái kép đô thị độc bản cùng tuyến "phố Hàn Quốc" sôi động tại trục đại lộ trung tâm An Thới.

Theo các chuyên gia, bức tranh của thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021 và trong cả năm 2022 lạc quan hơn khi nhìn sâu vào các diễn biến thời gian qua.

Tại Hội thảo "Bất động sản trong xu thế mới: Linh hoạt để thích ứng" do báo Người Lao động tổ chức ngày 28-10, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, trong 9 tháng, có 1.000 doanh nghiệp bất động sản đã và đang hoạt động trở lại. Vốn FDI đăng ký mới trong lĩnh vực bất động sản đạt 1,74 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 2 sau nhóm chế biến, chế tạo… Phát hành trái phiếu bất động sản đạt 148.000 tỷ đồng, chiếm 37% toàn bộ doanh nghiệp, đứng thứ 2 sau nhóm ngân hàng. Giá cổ phiếu bất động sản niêm yết cũng tăng. Những yếu tố trên cho thấy người dân vẫn đầu tư vào bất động sản, vẫn mua nhà.

Đặc biệt, ở lần bùng dịch Covid-19 thứ 4, giá bất động sản không giảm, phản ánh nhu cầu thị trường cao ở những phân khúc như nhà ở, bất động sản công nghiệp…

Những dự báo kinh tế tích cực cũng trở thành lực đẩy cho thị trường bất động sản cả nước tăng. Tăng trưởng quý IV dự báo có thể phục hồi trở lại khoảng 4%, cả năm tăng trưởng khoảng 2,5% và năm tới 2022 có thể khoảng 6,5-7%. Phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn trong thời gian tới… cũng là lực đẩy cho bất động sản.

Cùng với độ phủ tiêm chủng vaccine Covid-19 trên cả nước, đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm, thị trường bất động sản sớm sôi động trở lại.