Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào?

Bích Ngọc

(Dân trí) - Chúng ta đã chào đón năm mới, hãy cùng tìm hiểu về những điều thú vị và độc đáo trong văn hóa ăn Tết của người Nhật Bản theo truyền thống Shinnen nhé!

Hatsumode - Đi lễ đầu năm

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 1

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào?

Người dân Nhật thường đi đền hoặc đi chùa đầu năm mới để để cầu mong sự may mắn sẽ tới trong năm mới. Hình ảnh thường thấy là người dân xếp hàng dài chờ đợi để tới lượt cầu nguyện và được bắt quẻ đầu năm (omikuji) rồi sau đó viết điều ước của họ lên đĩa gỗ (ema).

Osechi ryori - Bữa ăn mừng tết

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 2

Người dân Nhật Bản đi đền thờ vào năm mớỉAnh: savvytokyo.com

Bữa ăn mừng năm mới có thể là một hoặc nhiều bữa, thời điểm sáng, trưa hay tối tùy từng vùng miền, địa phương nhưng đều phải tổ chức trong vòng 3 ngày đầu tiên của năm mới.

Trong những ngày cuối năm, những người phụ nữ trong nhà nô nức, nhộn nhịp chuẩn bị và chế biến để ba ngày đầu năm không phải nấu nướng. Mỗi vị trong món osechi ryori tượng trưng cho một điều ước cho gia đình họ vào năm mới. Ví dụ như tôm biểu tượng cho sự trường thọ, kuri-kinton (hạt dẻ ngọt) là mong ước giàu có, kazunoko (trứng cá trích) là điều ước về khả năng sinh nở, đông con nhiều cháu.

Ozoni - Ăn món súp truyền thống

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 3

Trẻ em Nhật Bản ăn Ozoni ngày tết. Ảnh: savvytokyo.com

Đây là món súp bữa sáng truyền thống trong ngày đầu năm mới tại các gia đình Nhật Bản, bao gồm nước dùng với bánh mochi nướng. Nước dùng sẽ được chế biến thay đổi tùy theo vùng miền và theo sở thích riêng từng gia đình. Tuy nhiên, một điều thật không may là món ăn này cũng là một lí do dẫn tới một vài thương vong ở Nhật Bản hàng năm khi một số người già qua đời do mắc nghẹn bánh mochi. Bởi vậy, nếu bạn ăn nó, hãy nhai nó một cách từ từ nhé.

Hamaya - Mua cung tên may mắn

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 4

Hamaya - cung tên may mắn của Nhật Bản. Ảnh: savvytokyo.com

Hamaya có nghĩa là "một mũi tên để phá tan cái ác", là một mũi tên nhỏ được làm bằng gỗ, nó được mua tại một ngôi đền hoặc đền thờ trong dịp lễ hội. Người Nhật quan niệm mũi tên này sẽ mang lại may mắn cho người sở hữu nó vào năm tới.

Omikuji - Bốc quẻ may mắn

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 5

Lá quẻ Omikuji Nhật Bản. Ảnh: savvytokyo.com

Omikuji là những giải giấy được viết lên trên đó những điều may mắn. Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các ngôi chùa hoặc đền thờ với một khoản tiền nhỏ (thường là 100 yên). Quẻ may mắn nhất mà bạn có khả năng bốc được là daikichi (大吉) và quẻ kyou (凶) là quẻ xấu nhất.

Tên các vận may thường được cuộn lên hoặc gấp lại để tạo sự hồi hộp. Và nếu bạn tình cờ bốc phải một lá quẻ xấu, bạn nên cố gắng sử dụng tay trái (tay không thuận) của mình để buộc nó vào một hàng rào đặc biệt nơi dành riêng cho những lá quẻ ấy . Theo người Nhật, làm như vậy sẽ tránh được điều xấu xảy ra trong năm tới.

Nanakusa-gayu - Ăn món cháo thảo mộc

Người dân xứ Phù Tang ăn Tết như thế nào? - 6

Cháo Nanakusa-gayu Nhật Bản. Ảnh: savvytokyo.com

Sau khi đã ăn no nê osechi và say sưa men rượu, có thể dạ dày của bạn sẽ dễ bị khó chịu. Người Nhật có cách khắc phục rất thông minh cho điều này. Vào ngày 7 tháng 1 hàng năm, người Nhật nấu món cháo gạo gọi là nanakusa-gayu cùng với 7 loại thảo mộc để xoa dịu dạ dày giảm trướng bụng. Đặc biệt là gần đây, người ta bán đầy đủ dụng cụ cùng các nguyên liệu cần thiết để chế biến món cháo này phổ biến tại các siêu thị, vì vậy hãy thử mua và trổ tài nấu món cháo này xem sao nhé.