Hạ tầng, tiến độ công trình trọng điểm Bình Thuận tác động đến bất động sản
(Dân trí) - Có nhiều công trình trọng điểm quốc gia giai đoạn 2022-2025, Bình Thuận là một trong những thị trường bất động sản sôi động cả nước.
"Thúc" tiến độ để kịp về đích
Trong năm 2022, Bình Thuận sẽ có 2 trọng điểm giao thông mang tính bước ngoặt dự kiến về đích gồm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và sân bay Phan Thiết. Nhận định đây là bệ phóng thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh và khu vực lân cận, hiện Bình Thuận và các địa phương đang dốc sức đẩy tiến độ để kịp hoàn thành theo đúng lộ trình.
Đầu tháng 6 năm nay, tỉnh Bình Thuận tiếp tục thúc tiến độ sân bay Phan Thiết. Tháng 1/2022, sân bay đã hoàn thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đang triển khai thi công. Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cũng đang vào giai đoạn nước rút để hoàn thiện. Tính đến giữa tháng 6, khối lượng thực hiện dự án đạt gần 50% giá trị hợp đồng. Ban Quản lý dự án Thăng Long yêu cầu các nhà thầu rà soát, xây dựng lại tiến độ và ký cam kết hoàn thành công trình trong năm 2022.
Với dự án sân bay Quốc tế Long Thành quy mô lớn bậc nhất Đông Nam Á, theo ACV, công trình đang vượt tiến độ. Cơ bản bàn giao xong mặt bằng sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong tháng 7. Tháng 10 thi công nhà ga hành khách, tháng 12 khởi công đường cất hạ cánh. Hiện với tiến độ này, sân bay bám sát mục tiêu hoàn thành trong 2025.
Dự án làm mới trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà đã khởi công tháng 11/2021 chiều dài 25,61 km, hoàn thiện dự kiến tháng 1/2024. Hiện nay công tác bàn giao mặt bằng gần 70%. Công trình nâng cấp, mở rộng ĐT. 719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện… đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.
Năm 2022, tỉnh Bình Thuận dự kiến khởi công mới 5 dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, phát triển kinh tế, du lịch, như đường ven biển ĐT.719B đoạn Hòn Lan - Tân Hải, Cầu Văn Thánh, tuyến đường Tân Minh - Sơn Mỹ, nâng cấp mở rộng đường Bà Tá - Trà Tân, Xây cầu qua tràn tuyến Liên Hương - Phan Dũng.
Bài học từ Phú Quốc, Quảng Ninh
Cao tốc, sân bay tác động mạnh đến một vùng đất, thúc đẩy du lịch và bất động sản. Đơn cử Phú Quốc năm 2013 sau khi sân bay đi vào hoạt động, du khách tăng từ 300.000 lượt năm 2013 lên 5,1 triệu lượt (2019) - tức gấp 17 lần/năm. Cùng với sự tăng trưởng du lịch, bất động sản Phú Quốc cũng bật đà tăng. Khảo sát từ cột mốc sân bay vận hành năm 2012 đến 2019, bất động sản (BĐS) một số nơi ở đây tăng khoảng 15 lần.
Khá tương đồng với Bình Thuận hiện nay là Quảng Ninh. Trong 2018, Quảng Ninh thông xe cao tốc Hạ Long - Hà Nội và sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động. Theo khảo sát của một đơn vị môi giới BĐS, năm 2018, trước khi có tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, mức giá BĐS một số nơi xung quanh đường bao biển khoảng 35-40 triệu đồng/m2 và tại Quốc lộ 18 là 30 triệu đồng/m2. Sau 1 năm, mức giá tại đường bao biển có nơi lên gần 60 triệu đồng/m2 và tại Quốc lộ 18 là 45 triệu đồng/m2. Còn tại đường Trần Quốc Nghiễn, năm 2018, có nơi tăng lên trên 80-100 triệu đồng/m2, giá đất trung bình tại một số khu vực này 180-200 triệu đồng/m2, có nơi 250-280 triệu đồng/m2. Năm 2015, Quảng Ninh đón 7,7 triệu lượt khách du lịch, đến năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 14 triệu lượt.
Diễn biến ở Phú Quốc, Quảng Ninh được dự báo tiếp tục lặp lại tại Bình Thuận. Bình Thuận có nhiều thuận lợi hơn khi liền kề thị trường second home lớn nhất cả nước là TPHCM, đồng thời khai thác du lịch quanh năm với hơn 300 ngày nắng ấm.
Riêng tại khu vực Kê Gà, nơi có vị trí cách TPHCM chỉ 1,5 giờ di chuyển sau khi cao tốc đi vào hoạt động (gần nhất trong các địa danh của Bình Thuận), cách sân bay Long Thành chỉ 1 giờ và sân bay Phan Thiết khoảng 30 phút là điểm đến sôi động hiện nay vì nằm trọn địa thế trung tâm kết nối của tọa độ du lịch phía Nam.
Giá trong vùng trũng
Trên cung đường biển trải dài từ TP Vũng Tàu - Hồ Tràm - Kê Gà - Mũi Né, ở mặt tiền đường Thùy Vân (Vũng Tàu) có nơi chào 250-350 triệu đồng/m2. Tại Hồ Tràm, giá bán có nơi 110 triệu đồng/m2. Thị trường Long Hải, mức giá căn hộ biển một số khu vực khoảng 60 triệu đồng/m2, giá đất khoảng 90-100 triệu đồng/m2.
Tại Phan Thiết - Mũi Né, giá bán dao động 90-120 triệu đồng/m2, ở một số khu vực. Cùng nằm trên cung đường biển này, giá đất bất động sản Kê Gà còn nhiều triển vọng.
Đơn cử, tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay lớn bậc nhất Bình Thuận hiện nay đã cơ bản hiện hữu. Chủ đầu tư cho biết, mức giá bán trong khoảng 50-70 triệu đồng/m2, thấp hơn từ 40-50% so với khu vực. Cùng nằm trên một cung đường biển, cùng hưởng chuỗi hạ tầng, giá đất tại bất động sản Kê Gà còn dư địa tăng theo quy luật "tiền chảy về chỗ trũng".
"Do đó, không ngạc nhiên khi khu vực này nói chung và Thanh Long Bay nói riêng đang đón làn sóng đầu tư và quan tâm của nhà đầu tư toàn quốc. Trong đó, nhà đầu tư phía Bắc đặc biệt quan tâm đến dự án Thanh Long Bay. Dữ liệu từ google trend cho thấy, khi tìm kiếm tên các dự án trên cung đường biển từ Bình Thuận kéo dài tới Bà Rịa Vũng Tàu, lượng tìm kiếm Thanh Long Bay vượt trội hơn hẳn các dự án cùng phân khúc và khu vực. Khi tra cứu theo khu vực, Thanh Long Bay chiếm áp đảo lượng tìm kiếm của nhà đầu tư đến từ Hà Nội", chủ đầu tư chia sẻ.
Càng gần đến ngày công trình trọng điểm "về đích", giá bán trong khu vực đang có chiều hướng tăng. Do đó, đây là thời điểm có thể cân nhắc để sở hữu BĐS.
Đô thị nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay.
Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group.
Vị trí: Kê Gà - Bình Thuận