Hạ tầng tạo cú hích cho bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trường Thịnh

(Dân trí) - Lợi thế về kết nối hạ tầng cùng các tiềm lực tăng trưởng kinh tế hiện hữu đã trở thành đòn bẩy vững chắc cho bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển.

Kế hoạch lớn cho những công trình hạ tầng trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong top địa phương thu hút đầu tư, cũng là tỉnh có bình quân GRDP đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng chưa theo kịp nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế và quy hoạch được duyệt. Quốc lộ 51 thường xuyên ùn tắc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt hiệu quả khai thác cảng biển và thu hút đầu tư.

Xác định phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phải "đi trước một bước", Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra một trong những khâu đột phá giai đoạn 2020-2025 là huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng kết nối đa phương thức, vùng, khu vực và thế giới.

Hạ tầng tạo cú hích cho bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu - 1
Hướng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Ảnh đồ họa: Novaland).

Nổi bật trong những dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư là cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 53km, gồm 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Với tổng vốn đầu tư 17.837 tỷ đồng, dự án dự kiến khởi công vào quý I/2023, hoàn thành vào năm 2025. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu, đặc biệt là quốc lộ 51. Tuyến cao tốc giúp nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đi Vũng Tàu còn khoảng 1 giờ thay vì hơn 2 giờ như hiện tại.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang triển khai tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tuyến cao tốc này có chiều dài 57,8 km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1A, quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, góp phần giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TPHCM.

Hạ tầng tạo cú hích cho bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu - 2
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành 2023 (Ảnh: Novaland).

Một dự án trọng điểm khác đang được Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai là cầu Phước An. Cây cầu này bắc qua sông Thị Vải nối Bà Rịa - Vũng Tàu và Ðồng Nai, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Cầu Phước An được khởi công năm 2021, chiều dài 3.514m, vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 5 năm.

Không chỉ phát triển giao thông trên bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu còn sở hữu mạng lưới giao thông đường thủy với các cụm cảng hiện đại Cái Mép - Thị Vải, cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng là một trong 21 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn, trọng tải lên tới 200.000 tấn.

Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung hoàn thiện kế hoạch đầu tư đoạn đường sắt Biên Hòa - Phú Mỹ trong giai đoạn 2021 - 2030 và tiếp tục đầu tư đoạn Phú Mỹ - Vũng Tàu giai đoạn sau 2030 để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đến cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải.

Mạng lưới cao tốc, sân bay đẳng cấp nâng cánh bất động sản nghỉ dưỡng

Về đường hàng không, Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy nhanh tiến độ 3 dự án sân bay. Trong đó, sân bay Côn Đảo hiện đang nằm trong kế hoạch nâng cấp để đến năm 2023 có thể đón tàu bay lớn. Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt thì sân bay Côn Ðảo đạt cấp 4C, có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 141 ha, chi phí đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng. Dự kiến đường cất hạ cánh phải lấn biển thêm 120 m, mở rộng sân đỗ máy bay, xây dựng nhà ga.

Hạ tầng tạo cú hích cho bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu - 3
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng sau khi 3 dự án sân bay hoàn thiện sẽ đưa ngành du lịch cất cánh (Ảnh: Novaland).

Sân bay Đất Đỏ (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc, thường gọi là sân bay Hồ Tràm) diện tích hơn 244.00 ha, vốn đầu tư 4.250 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành 2030. Sân bay Gò Găng (xã Long Sơn) có tổng diện tích khoảng 250 ha, tổng mức đầu tư hơn 9.005 tỷ đồng. Đây là sân bay chuyên dùng, với quy mô là sân bay trực thăng cấp 3, sân bay quân sự cấp 2 khi có nhu cầu và dân dụng cấp 3C (ICAO).

Trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đi vào hoạt động sẽ kết nối trực tiếp tới Bà Rịa - Vũng Tàu với khoảng cách chỉ 40 km. Sân bay quốc tế Long Thành với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành 2025 hứa hẹn sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Các chuyên gia đánh giá, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết hợp cùng với những tác động tích cực từ dự án sân bay quốc tế Long Thành và cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được triển khai, sẽ tạo thành mạng lưới cao tốc, sân bay đẳng cấp tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang được triển khai đã tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản tại đây bứt tốc, tập trung nhiều đại dự án du lịch, nghỉ dưỡng của các "ông lớn", trong đó có NovaWorld Ho Tram (Xuyên Mộc, Hồ Tràm) quy mô 1.000 ha của Tập đoàn Novaland.

Hạ tầng tạo cú hích cho bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu - 4
Ảnh thực tế phân kỳ The Tropicana dự án NovaWorld Ho Tram.

Đây là một trong ba dự án trọng điểm được Tập đoàn Novaland đẩy nhanh tiến độ nhằm vận hành toàn phần vào năm 2023. Đại diện Novaland cho biết, hiện giai đoạn 1 của phân kỳ The Tropicana - NovaWorld Ho Tram đã hoàn thành đúng tiến độ và đi vào vận hành.

Thông tin chi tiết dự án liên hệ Sàn giao dịch bất động sản Novaland, số 65 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.