1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Chung cư như làng trong phố: Hương ước kiểu mới?

Cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử cho các cư dân chung cư, đồng thời phải xử phạt nghiêm minh để chung cư phát triển lành mạnh.

Bàn về văn hóa ứng xử của cư dân chung cư, TS Trịnh Trung Hòa, chuyên gia tư vấn tâm lý, cho rằng, việc ứng xử của một bộ phận cư dân chung cư gây nhiều mâu thuẫn, bức xúc xuất phát từ việc họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, mỗi nơi lại có những phong tục, tập quán khác nhau, chưa kể mặt bằng trình độ văn hóa của cư dân chung cư là khác nhau.

Nhiều người trong số đó chưa có thói quen ở chung cư, trước họ ở nhà mặt đất, giờ tập hợp đến sống trong môi trường mới, dẫn đến thói quen của người này trở nên không phù hợp với người khác.

Cũng theo vị chuyên gia tư vấn tâm lý, các quy định về quản lý, sử dụng chung cư đều đã có, tuy nhiên, những quy định ấy phần nhiều nặng về yếu tố kỹ thuật, trong khi những vấn đề vầ quan hệ giữa người-người, ứng xử với nhau ra sao... lại chưa được chú ý nhiều.

Chung cư như làng trong phố: Hương ước kiểu mới? - 1

Cần thiết có bộ quy tắc ứng xử cho cư dân chung cư. Ảnh minh họa

 
Skip

Vì lẽ đó, TS Trịnh Trung Hòa đề nghị cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho cộng đồng cư dân chung cư và ai cũng cần tuân thủ thực hiện một cách nghiêm túc.

"Hãy hình dung chung cư giống như một cái làng, thậm chí chung cư còn phức tạp hơn nhiều vì mức sống của các hộ khác nhau, thói quen sinh hoạt khác nhau...

Xưa, làng có hương ước, mỗi người dân trong làng đều thực hiện hương ước một cách tự giác, từ đời này sang đời khác. Nay, chung cư cũng cần xây dựng một hương ước như vậy - đó là bộ quy tắc ứng xử chung trong chung cư, quy định vấn đề đề đạo đức, văn hóa, lối sống văn minh, lịch sự giữa cư dân chung cư với nhau", TS Trịnh Trung Hòa nói.

Nhấn mạnh rằng văn hóa ứng xử phải mất nhiều đời mới hình thành, ông Hòa cho rằng, song song với việc ra bộ quy tắc ứng xử cho cư dân chung cư, rất cần phải có chế tài xử phạt nghiêm minh, lâu dài mới uốn nắn được người dân vào luật lệ, nếu không những thói quen xấu trong ứng xử của người dân sẽ bị truyền từ đời này sang đời khác.

"Không có cách nào khác. Nếu bây giờ có tập trung tất cả cư dân chung cư lại để tuyên truyền, giáo dục cũng không ăn thua.

 

Xử phạt là việc trước mắt để cư dân chung cư hình thành nên thói quen tốt trong ứng xử. Chẳng hạn, ném rác từ tầng cao xuống đất, cho chó  mèo đi vệ sinh bừa bãi ở sân chung là phạt, lấn chiếm hành lang cũng phạt..., khi ấy tự khắc người dân biết "sợ", TS Trịnh Trung Hòa nhận xét.

Trở lại với đề xuất xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng chung cư, TS Hòa lưu ý, để thực hiện bộ quy tắc này cần nhất là ý thức tự giác của mỗi cư dân và bắt đầu từ chính sự giáo dục con cái của mỗi gia đình, đơn giản như việc chào hỏi hàng xóm mỗi khi gặp mặt.

"Sự giáo dục của mỗi gia đình như thế nào lại phụ thuộc vào trình độ dân trí. Nhưng như thế có nghĩa là cần phải nâng cao dần, không thể đốt cháy giai đoạn, ngày một ngày hai mà xong được", ông nói.

Cuối cùng, vị chuyên gia cho rằng, đối tượng thực hiện quy tắc ứng xử trong chung cư không chỉ có riêng các cư dân. Trái lại, chủ sở hữu, những bên liên quan như ban quản trị, chủ đầu tư, ban quản lý nhà chung cư cũng cần thực hiện và lấy đó là chuẩn mực để ứng xử với nhau.

Theo Thành Luân
Đất Việt

bannerchan-bai.gif