CEO Nguyễn Duy Chính: Tân Á Đại Thành đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD

Trường Thịnh

(Dân trí) - "Để hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đa quốc gia, với mục tiêu doanh thu tỷ đôla vào năm 2025, Tân Á Đại Thành đã chuẩn bị cho bước đột phá mới", CEO Tập đoàn Tân Á Đại Thành Nguyễn Duy Chính khẳng định.

Mục tiêu top 5 trên thị trường bất động sản

Đầu tháng 10/2021, CTCP Bất động sản Tân Á Đại Thành ký hợp tác liên doanh với Tập đoàn Deawoo E&C của Hàn Quốc phát triển Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc.

Không phải là cái tên mới trên thị trường bất động sản, song với dự án Meyhomes này, Tân Á Đại Thành mang nhiều kỳ vọng trong đó, tạo nên dấu ấn riêng nhằm khẳng định thương hiệu của một doanh nghiệp sản xuất bồn nước lấn sân sang địa ốc. Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc ra mắt hồi tháng 4/2019, với quy mô 226 ha tại trung tâm phường An Thới, nơi có các trục đường huyết mạch bậc nhất Phú Quốc đi qua.

CEO Nguyễn Duy Chính: Tân Á Đại Thành đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD - 1

Phối cảnh dự án Meyhomes Capital Phú Quốc của Tân Á Đại Thành.

Với định hướng và chiến lược phát triển hệ sinh thái sản phẩm là giải pháp tổng thể cho một công trình xây dựng, tháng 12/2020, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu 98,16% cổ phần CTCP đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang (HUD Kiên Giang).

Là cựu thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD), HUD Kiên Giang là một trong những doanh nghiệp phát triển bất động sản, xây dựng dân dụng và công nghiệp, vật liệu xây dựng và cơ khí. Với các sản phẩm chính như: Sản xuất xi măng, sản xuất gách ngói, sản xuất bê tông và cơ khí, khai thác đá.... Khi đã sở hữu cổ phần tại HUD Kiên Giang, Tân Á Đại Thành tiếp tục đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực khai khoáng và vật liệu xây dựng.

Với tham vọng trở thành top 5 thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, Tân Á Đại Thành đã giới thiệu quỹ đất hơn 1.000 ha, gồm 27 dự án tại Hà Nội, TP HCM, Phú Quốc, Nghệ An và nhiều tỉnh thành phố khác trải dài trên toàn quốc. Ban lãnh đạo tập đoàn định hướng đầu tư phát triển 3 dòng sản phẩm chính là bất động sản đô thị và nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản công nghiệp.

Tái cơ cấu với mục tiêu doanh thu tỷ đôla

Gần 3 thập kỷ gắn với danh vị "ông vua bồn nước", vẫn chưa thỏa mãn khao khát lớn mạnh của ban lãnh đạo Tân Á Đại Thành. Để hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đa quốc gia, với mục tiêu doanh thu tỷ đôla vào năm 2025, Tân Á Đại Thành đã chuẩn bị cho bước chuyển mình mới.

Khi quy mô hoạt động mở rộng, cán bộ công nhân viên lên tới hàng chục nghìn người, mô hình công ty gia đình như chiếc áo chật so với khát vọng của ban lãnh đạo Tân Á Đại Thành. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ này, HĐQT Tân Á Đại Thành đã quyết định tái cấu trúc toàn diện tập đoàn.

Trong đó, CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành đóng vai trò là công ty holding (Công ty mẹ), trọng tâm vào 3 ngành cốt lõi. Ngành thứ nhất là công nghiệp gia dụng với các lĩnh vực truyền thống đã khẳng định vị thế và sức mạnh như kim khí - giải pháp nguồn nước - nhựa - sơn. Ngành thứ hai là bất động sản với các dòng sản phẩm cao cấp (đô thị, nghỉ dưỡng và khu công nghiệp). Ngành thứ ba, gồm khai khoáng, xây dựng với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, nền tảng của Tổng công ty Đầu tư và Xây dựng HUD Kiên Giang.

Các ngành cốt lõi sẽ được quy hoạch thành 3 tổng công ty đại diện cho ba khối ngành chủ đạo, đó là: Tổng Công ty Công nghiệp Gia dụng Tân Á Đại Thành, Tổng công ty Bất động sản Tân Á Đại Thành và Tổng công ty Khai khoáng và Xây dựng HUD Tân Á Đại Thành. Mỗi ngành chủ đạo sẽ do một tổng công ty điều hành tự chủ, hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch, kết quả kinh doanh.

CEO Nguyễn Duy Chính: Tân Á Đại Thành đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD - 2

Ông Nguyễn Duy Chính - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Theo lãnh đạo tập đoàn, mục tiêu của lần tái cấu trúc này hướng tới chuyển đổi mô hình quản lý tập trung, đồng bộ đảm bảo phát huy sự chủ động từ bộ phận khối văn phòng tập đoàn đến các tổng công ty ngành hàng, các công ty thành viên. Việc xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên có trình độ, tâm huyết gắn bó cùng phát triển với tập đoàn; phát triển thương hiệu Tân Á Đại Thành trở thành thương hàng đầu trong nước và khu vực; tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bền vững đươc chú trọng; cộng hưởng sức mạnh hợp nhất của toàn tập đoàn nhằm xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh...

Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc này, doanh nghiệp đã hợp tác với nhiều đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, trong đó phải kể tới đơn vị tư vấn toàn cầu Boston Consulting Group (BCG).

Ông Nguyễn Duy Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành chia sẻ, việc hợp tác với BCG giúp Tân Á Đại Thành xác định lĩnh vực trọng tâm và các xu hướng vĩ mô để xác định thứ tự ưu tiên để đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, việc vận hành tập đoàn theo mô hình holding sẽ giúp Tân Á Đại Thành có hệ thống quản trị hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Với hệ thống gần 40 công ty thành viên; 17 nhà máy công nghệ cao tại Việt Nam và Lào; hơn 30.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, sản phẩm mang thương hiệu Tân Á Đại Thành đã trở nên quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam. Tân Á Đại Thành được biết đến là doanh nghiệp cung cấp giải pháp tổng thể về nguồn nước hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm chiếm thị phần cao tại Việt Nam và trở thành thương hiệu quốc gia.

Năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn gần 7.000 tỷ đồng. Năm 2021, dù ảnh hưởng của Covid-19, doanh thu của tập đoàn cũng đạt gần 9.000 tỷ đồng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm