Vụ người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý: Tia hi vọng rồi chợt tắt?

(Dân trí) - Đã hơn một năm trôi qua, tia hi vọng cho người lính tù Côn Đảo hơn 20 đi tìm công lý vẫn “vô tăm biệt tích”. Không biết bao giờ người lính già mới được hưởng chế độ của nhà nước trong những ngày cuối đời.

Công văn số 1338 BC-BCH của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!”, đã nhen nhóm tia hi vọng cho ông Trác.
Công văn số 1338 BC-BCH của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!”, đã nhen nhóm tia hi vọng cho ông Trác.

Tia hi vọng nhen nhóm rồi chợt tắt?.

ô

Hơn một năm qua ông Trác lại tiếp tục chờ chế độ trong vô vọng.

Vào ngày 29/4/2017 Dân trí đã có bài phản ánh : “Người linh Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!”, nói về trường hợp của ông Nguyễn Hữu Trác (SN 1946, trú tại thôn Sao Vàng, xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), về việc đã hơn 20 năm nay một mình ông đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý cho mình nhưng vẫn bị chìm trong vô vọng.

Ngày 08/05/2017 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1338 BC-BCH trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!” với nội dung cụ thể về việc ông Nguyễn Hữu Trác (SN 1946), trú tại xã Kim Thành, (huyện Yên Thành, Nghệ An), là lính tù Côn Đảo nhưng hơn 20 năm nay ông đi tìm công lý nhưng chưa được giải quyết cụ thể.

ô

Những vết thương thực thể trong nhà tù tiếp tục hành hạ ông mỗi khi trái gió trở trời.
Những vết thương thực thể trong nhà tù tiếp tục hành hạ ông mỗi khi trái gió trở trời.

Theo kết luận của Công văn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An thì trường hợp ông Nguyễn Hữu Trác có thời gian tham gia quân đội từ 02/1968 đến 3/1974; bị địch bắt ngày 14/9/1971 đến ngày 10/3/1973, bị địch tra tấn hiện đang còn vết thương thực thể là đúng sự thật. Tuy nhiên, một số giấy tờ của cá nhân ông Nguyễn Hữu Trác có sự sai lệch. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông.

Mặc dù đã hơn một năm trôi qua, sau khi có Công văn trả lời, ông Nguyễn Hữu Trác đã có tia hi vọng để được hưởng chế độ nhưng tia hi vọng đó mới nhen nhóm rồi đang chợt tắt dần đối với người lính già.

Còn sống là còn đi tìm chân lý.

ô

Công văn trả lời của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cũng nói rõ: một số giấy tờ của cá nhân ông Nguyễn Hữu Trác có sự sai lệch. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông nhưng đã hơn một năm qua ông Trác không nhận được một phản hồi nào.

Đó là lời khẳng định chắc nịch của ông Trác về trường hợp của bản thân mình. Đã hơn 20 năm nay một mình ông đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý thì không có lý do gì để ông không còn tiếp tục đấu tranh đòi công lý, quyền lợi cho mình.

Theo quan điểm của ông: “ Chân lý là mãi mãi nhưng sự thực nhiều lúc bị đối xử phũ phàng”. Việc bản thân ông mang trong mình thương tật với 38% kết quả giám định theo Thông tư 18. Những vết thương còn in hằn trên cơ thể sau những lần bị tra tấn ở trong nhà lao Côn Đảo… là sự thực nhưng hơn 20 năm nay ông đã nhiều lần làm hồ sơ thương bệnh binh cho mình nhưng bị các cơ quan từ chối một cách vô lý mà không rõ nguyên nhân?.

ô

Giấy chứng nhận bị thương của ông Nguyễn Hữu Trác ngày 20/6/1973 được chứng nhận rõ ràng.

Trao đổi với PV Dân trí, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Thành cho biết: “Sau khi tiếp nhận hồ sơ của ông Nguyễn Hữu Trác Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã hoàn thành thủ tục hồ sơ và đã chuyển lên Bộ CHQS tỉnh. Việc ông Trác được hưởng chế độ hay không thì phải chờ cấp trên quyết định”.

Chia sẻ với PV về vấn đề này ông Trác cho biết: “Trong năm vừa qua tôi đã hi vọng rất nhiều về việc mình sẽ được hưởng chế độ nhưng càng chờ thì càng mất hút, không biết bao giờ nhà nước mới giải quyết cho tôi nữa”, ông Trác nói trong nước mắt.

Cũng theo ông Trác: “Tuổi thanh xuân của mình đã cống hiến cho quê hương đất nước, ngày trở về mang trong mình thương tật, cuộc sống bần nông khó khăn nên ông cũng muốn được hưởng chế độ như bao nhiêu người lính khác”.

ô

Với người lính già, còn sống là còn đấu tranh để tìm chân lý sự thực.

Khi PV hỏi: Ông có tiếp tục đi đòi công lý cho bản thân mình nữa không?, ông Trác dõng dạc trả lời: “Khi nào chân yếu tay mềm, mắt mờ tôi không đi được nữa chứ đang đi được thì tôi vẫn quyết tâm đi đến cùng vì nhiều lúc tôi không nghĩ vì tiền mà là vì danh dự của bản thân”.

“Với người lính chúng tôi: “Thà chết chứ không chịu đầu hàng trước giặc”, vì vậy với tôi công lý phải đi đến cùng mặc dù kết quả có chăng đi nữa”, ông Trác nhấn mạnh thêm.

Nguyễn Tú

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm