Tư vấn pháp luật:

Thủ tục cấp lại, đổi tên trong giấy khai sinh được thực hiện như thế nào?

(Dân trí) - Báo Dân trí nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến vấn đề cấp lại Giấy khai sinh trong trường hợp bị mất hoặc giấy khai sinh gốc bị rách nát, tẩy xóa không sử dụng được; bên cạnh đó cũng có câu hỏi liên quan đến thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh thì cần làm những thủ tục nào và tại đâu. Để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc, Luật sư Quách Thành Lực đã có những hướng dẫn chi tiết.

Thủ tục cấp lại giấy khai sinh

Khi bị mất Giấy khai sinh gốc hoặc rách nát, tẩy xóa không sử dụng được, công dân nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đang thường trú để đăng ký lại khai sinh.

Theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thì bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc.

Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.


Khi bị mất Giấy khai sinh gốc hoặc rách nát, tẩy xóa không sử dụng được, công dân nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đang thường trú để đăng ký lại khai sinh.

Khi bị mất Giấy khai sinh gốc hoặc rách nát, tẩy xóa không sử dụng được, công dân nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi đang thường trú để đăng ký lại khai sinh.

Việc đổi tên trong giấy khai sinh thực hiện như thế nào?

Theo Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) việc công dân được phép thay đổi tên khai sinh của mình là quyền được quy định rất rõ trong Điều 28 BLDS năm 2015.

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Thủ tục

Hồ sơ:

§ Tờ khai cả chính hộ tịch (theo mẫu sẵn)

§ Giấy khai sinh (Bản sao)

§ Giấy tờ khác theo yêu cầu của cán bộ tư pháp

Lưu ý:

§ Con trên 9 tuổi phải được sự đồng ý của con

§ Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục này ở Phường, Xã (UBND)

§ Người trên 14 tuổi thực hiện thủ tục này ở Quận, huyện (UBND)

§ Người trưởng thành (trên 18 tuổi) được tự quyết về tên của mình

Thẩm quyền: UBND xã, phường/Huyện, quận

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc (theo luật định)

Ngọc Hân (thực hiện)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm