Quyền của người đi học - nền tảng của nguyên lý giáo dục (bài 2)
Quyền của người đi học và sư phạm?
(Dân trí) - Không ai có thể học thực sự dưới sự đe dọa, chế tài, sự chán nản, lo sợ, ... Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa.
Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa. (nguồn ảnh internet)
6. Quyền không phải giử tất cả những lời hứa: Cha mẹ và thầy giáo thường bắt trẻ phải hứa đủ thứ: phải đi học đúng giờ, phải học bài, làm bài, phải có điểm tốt, phải đứng đầu lớp, ... nếu các em thực hiện được hết những gì người lớn chờ đợi thì các em đã là ... thần thánh mất rồi chứ không còn là trẻ con nữa. Ngoan ngoản, đại đa số các em đều “hứa” tất cả những gì người lớn “bảo phải hứa” thì làm sao các em thực hiện hết được? Xin đừng làm cho các em mang mặc cảm tội lỗi khi nhắc “mà con đã hứa điều đó hôm qua” - Trẻ có quyền không giữ hết các lời hứa tại vì các em đã bị bắt buộc phải hứa nhiều điều vượt quá khả năng của các em. Ngoài ra, nếu phải lệ thuộc những gì người lớn bắt phải hứa, trẻ có thể thành giả dối, ngụy trang hành động của mình để không bị phạt.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
7. Quyền không thích đi học và nói lên điều đó: Ở Việt Nam, đại đa số người lớn cũng như trẻ em đều nghĩ rằng được đi học là một may mắn, là một hạnh phúc vì tương lai sẽ sáng sủa hơn. Trẻ ở châu Âu bị bắt buộc phải đi học tới 16 hay 18 tuổi – giáo dục cưỡng bách – Tại sao phải đi học khi còn trẻ ? Vì người lớn đã quyết định như thế ? Vì luật bắt buộc như thế? Trong tuyệt đối, một cá nhân có quyền chọn cách sống thích hợp cho bản thân, chẳng hạn chỉ đi học khi cần. Dĩ nhiên, điều này khó chấp nhận vì trẻ chưa biết nhìn xa, suy sâu, nghĩ rộng. Thế nên ta bắt buộc trẻ đi học nhưng đồng thời ta phải chấp nhận cho trẻ quyền không thích đi học và phát biểu điều đó. Đấy là cơ hội để ta có thể cổ động, giải thích về lợi ích của học hành cho các em ấy. Cảm thấy được tôn trọng, các em ấy sẽ từ từ tôn trọng người đối diện và đi tới việc chấp nhận sự học hành. Đối thoại thường xuyên với các em, không những để hiểu các em hơn mà còn để các em bày tỏ sở thích, cái các em yêu hay ghét để có thể co giãn chương trình cùng các em, hay ít nhất là co giãn mức đòi hỏi của người lớn đối với các em.
8. Quyền lựa chọn với ai các em sẽ làm việc: Trường học là nơi tập tành các em sống cùng với xã hội, hòa đồng với tất cả mọi người. Mới nhìn qua, quyền lựa chọn đối tác ở trường có vẻ không tưởng và nó đi ngược lại với sứ mạng vừa kể trên của trường học. Có nghĩa là trò chọn thầy ở đây? Không hẳn như vậy nhưng thật sự có những em rõ ràng là “ngồi nhầm lớp”, không “hợp” với thầy cũng không “hợp” với bạn. Thôn thường, mỗi ngày ở lớp, giáo viên, khi sinh hoạt nhóm, cho phép các em tự chọn bạn trong nhóm, chọn chỗ ngồi trong lớp, ... Việc học là một thao tác vừa là trí tuệ, vừa tâm lý và xã hội. Nếu hội đủ được nhiều điều kiện tiện nghi về xã hội và tâm lý, các em làm việc trí tuệ tốt hơn. Thế nên, trong chừng mực mà sinh hoạt cho phép, tại sao không tôn trọng quyền lựa chọn bạn “đồng hành” của các em? Ngoài ra, với những trường hợp “căng thẳng” hơn thì việc đổi trường hay đổi lớp có thể là cần thiết.
9. Quyền không “hợp tác với bản án kết tội mình”: Trong một toà án, trước khi tuyên án, quan toà ít nhất phải nghe “bị cáo” trình bày. Bị cáo còn được luật sư bảo vệ. Ở trường, giáo viên đơn phương đánh giá học trò. Không hỏi ý kiến của học trò, cũng không cho phép học trò “phá án” hay phản đối kết luận đánh giá của giáo viên. Cái “bản án học hành” mà trường “phán” đối với trò là một bản án thiếu dân chủ, không tôn trọng người đi học, thiếu cảm thông với những hoàn cảnh đặc thù. Ít nhất, nhiều người thừa nhận rằng đánh giá của giáo viên thường thiếu khách quan. Sự xếp hạng học trò theo một cái đánh giá chủ quan vì thế không còn giá trị nữa. Giáo viên lại thường hay tỏ ra khó chịu khi học trò đặt câu hỏi về điểm, xếp hạng, ... Vậy mà từ bao nhiêu thế kỷ nay trường học sinh hoạt theo mô hình ấy. (Thảo nào, ở nhiều nước trên thế giới, sự đánh giá học sinh dần dần bị loại bỏ). Và ta phải tập cho học sinh thao tác tự đánh giá việc học của mình.
10. Quyền được hiện hữu như một người: Có thể đây là tiến bộ quan trọng nhất mà ta đã làm trong nửa thế kỷ vừa qua : tôn trọng nhân quyền không còn là một xa xỉ phẩm mà là một điều căn bản. Học trò có quyền được tôn trọng như một cá thể khác với các bạn cùng lớp. Em có quyền không yêu Toán hay không thích văn chương, em có quyền học nhanh hay học chậm, viết bằng tay phải hay tay trái, ... Dĩ nhiên, khó mà tưởng tượng một lớp học mà giáo viên phải chú tâm để ý đến cá biệt của mỗi trò nhưng đấy không phải là một lý do để gạt qua bên quyền có cá thể riêng của mình của mỗi em. Trong chừng mực nào đó, giáo viên cần làm tốt nhất để các em có thể giữ độc lập của mình, học hành và tiến triển, không so sánh các kết quả giữa những học sinh cùng lớp, cùng trường.
Quyền của người đi học và sư phạm?
Không ai có thể học thực sự dưới sự đe dọa, chế tài, sự chán nản, lo sợ, ... Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa.
Cái khổ là ta thừa hưởng một quá khứ khó mà gột rửa trong một ngày hay trong một năm học. Văn hóa đối xử bất bình đẳng giữa thầy-trò, sự tùy thuộc của trò vào qui chế trường học, chấm điểm xếp hạng, thi cữ, ... Phải làm sao đây để các em học vui, học có hiệu quả, trong tinh thần được tôn trọng để từ đó các em tôn trọng các thành viên khác trong xã hội? Chắc là phải đồng lòng cùng với ban quản lý, cùng với các đồng nghiệp, cùng giảng giải ngọn ngành với các học sinh để tất cả cùng chung sức thay đổi văn hóa học và dạy.
8. Quyền lựa chọn với ai các em sẽ làm việc: Trường học là nơi tập tành các em sống cùng với xã hội, hòa đồng với tất cả mọi người. Mới nhìn qua, quyền lựa chọn đối tác ở trường có vẻ không tưởng và nó đi ngược lại với sứ mạng vừa kể trên của trường học. Có nghĩa là trò chọn thầy ở đây? Không hẳn như vậy nhưng thật sự có những em rõ ràng là “ngồi nhầm lớp”, không “hợp” với thầy cũng không “hợp” với bạn. Thôn thường, mỗi ngày ở lớp, giáo viên, khi sinh hoạt nhóm, cho phép các em tự chọn bạn trong nhóm, chọn chỗ ngồi trong lớp, ... Việc học là một thao tác vừa là trí tuệ, vừa tâm lý và xã hội. Nếu hội đủ được nhiều điều kiện tiện nghi về xã hội và tâm lý, các em làm việc trí tuệ tốt hơn. Thế nên, trong chừng mực mà sinh hoạt cho phép, tại sao không tôn trọng quyền lựa chọn bạn “đồng hành” của các em? Ngoài ra, với những trường hợp “căng thẳng” hơn thì việc đổi trường hay đổi lớp có thể là cần thiết.
9. Quyền không “hợp tác với bản án kết tội mình”: Trong một toà án, trước khi tuyên án, quan toà ít nhất phải nghe “bị cáo” trình bày. Bị cáo còn được luật sư bảo vệ. Ở trường, giáo viên đơn phương đánh giá học trò. Không hỏi ý kiến của học trò, cũng không cho phép học trò “phá án” hay phản đối kết luận đánh giá của giáo viên. Cái “bản án học hành” mà trường “phán” đối với trò là một bản án thiếu dân chủ, không tôn trọng người đi học, thiếu cảm thông với những hoàn cảnh đặc thù. Ít nhất, nhiều người thừa nhận rằng đánh giá của giáo viên thường thiếu khách quan. Sự xếp hạng học trò theo một cái đánh giá chủ quan vì thế không còn giá trị nữa. Giáo viên lại thường hay tỏ ra khó chịu khi học trò đặt câu hỏi về điểm, xếp hạng, ... Vậy mà từ bao nhiêu thế kỷ nay trường học sinh hoạt theo mô hình ấy. (Thảo nào, ở nhiều nước trên thế giới, sự đánh giá học sinh dần dần bị loại bỏ). Và ta phải tập cho học sinh thao tác tự đánh giá việc học của mình.
10. Quyền được hiện hữu như một người: Có thể đây là tiến bộ quan trọng nhất mà ta đã làm trong nửa thế kỷ vừa qua : tôn trọng nhân quyền không còn là một xa xỉ phẩm mà là một điều căn bản. Học trò có quyền được tôn trọng như một cá thể khác với các bạn cùng lớp. Em có quyền không yêu Toán hay không thích văn chương, em có quyền học nhanh hay học chậm, viết bằng tay phải hay tay trái, ... Dĩ nhiên, khó mà tưởng tượng một lớp học mà giáo viên phải chú tâm để ý đến cá biệt của mỗi trò nhưng đấy không phải là một lý do để gạt qua bên quyền có cá thể riêng của mình của mỗi em. Trong chừng mực nào đó, giáo viên cần làm tốt nhất để các em có thể giữ độc lập của mình, học hành và tiến triển, không so sánh các kết quả giữa những học sinh cùng lớp, cùng trường.
Quyền của người đi học và sư phạm?
Không ai có thể học thực sự dưới sự đe dọa, chế tài, sự chán nản, lo sợ, ... Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa.
Cái khổ là ta thừa hưởng một quá khứ khó mà gột rửa trong một ngày hay trong một năm học. Văn hóa đối xử bất bình đẳng giữa thầy-trò, sự tùy thuộc của trò vào qui chế trường học, chấm điểm xếp hạng, thi cữ, ... Phải làm sao đây để các em học vui, học có hiệu quả, trong tinh thần được tôn trọng để từ đó các em tôn trọng các thành viên khác trong xã hội? Chắc là phải đồng lòng cùng với ban quản lý, cùng với các đồng nghiệp, cùng giảng giải ngọn ngành với các học sinh để tất cả cùng chung sức thay đổi văn hóa học và dạy.
Nguyễn Huỳnh Mai
(Liège, Bỉ)