Nhìn nhận đúng về Game
Qua một thời gian dài kể từ khi xuất hiện, đến nay video game đã là một hình thức giải trí quen thuộc của rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi, cả trên thế giới và tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp game cũng là một ngành ăn nên làm ra với những khoản doanh thu bạc tỉ. Thế nhưng ngay đến thời điểm hiện tại, tại Việt
“Game online - Vùng đất sản sinh tội ác”
Đó là một lời kết luận rất "hùng hồn" của một nữ tác giả trong một bài viết dài đăng trên số mới đây của C.S.T.C, một tờ báo mới nổi. Đọc bài viết, hẳn nhiều người hiểu biết về video game nói chung và game online nói riêng sẽ bất bình trước cách đặt vấn đề và cách nhìn nhận của nữ tác giả này. Từ đó, người ta phải nhìn lại vấn đề, bởi hình ảnh của game trong mắt một số đông người quá méo mó và sai lệch.
Nữ tác giả bài báo có vẻ đã có một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, nêu ra rất nhiều dẫn chứng là các vụ việc xấu có nguyên nhân liên quan đến game online được nhiều người biết đến: giết người, cướp của để lấy tiền chơi game, chơi game đến thành “nghiện” phải vào bệnh viện điều trị... và cuối cùng sau một loạt những phân tích đánh giá, nữ tác giả này đã có một kết luận gây bức xúc như trên, và nêu ra yêu cầu “quản lý chặt chẽ hơn nữa thị trường game online”.
Những dẫn chứng về các vụ việc tác giả này đưa ra đều là các dẫn chứng đúng, người thật việc thật. Cách phân tích của tác giả này cũng rất có lý. Nhưng kết luận mà người này đưa ra lại hoàn toàn một chiều, nếu không muốn nói là quá thành kiến khắc nghiệt. Và đó cũng là tình trạng chung của một số đông người không có đầy đủ các hiểu biết về thế giới game rộng lớn.
Không thể phủ nhận rằng đã có nhiều vụ việc đáng buồn xảy ra bắt nguồn từ game online. Nhưng nhiều người lại chỉ lấy đó làm cớ để lên án, kết tội game online mà không xét đến rằng những yếu tố khác.
Nhiều người đã hoàn toàn sai lầm khi đánh đồng khái niệm game online nói chung với một trò game online đơn lẻ nào đó. Khi nói đến những tựa game online bắn súng FPS, người ta thường quy kết game online là kích thích bạo lực. Hay khi nhìn hình ảnh quyến rũ của một nữ chiến binh trong một game online RPG, người ta coi game online là kích thích tính dục.
Thực ra, cho dù có một tựa game thật sự mang yếu tố bạo lực hay mang màu sắc giới tính thì đó cũng là một tựa game đơn lẻ, không phải điểm chung của tất cả các game online. Những tựa game casual vui nhộn và thú vị, phù hợp mọi lứa tuổi tại sao không được nhắc đến?
Nhắc đến game online, người ta nghĩ ngay đến những người nghiện game đến quên ăn, quên ngủ. Đó liệu có phải điểm chung của tất cả những game thủ chơi game online không? Câu trả lời là "Không". Những bậc cha mẹ quy kết game online là nguyên nhân khiến con cái họ hư hỏng bỏ học chơi game, nhưng họ lại không xét đến bản thân mình đã quản lý việc chơi của con em mình chặt chẽ hay chưa? Và cấm ngặt không cho con em mình chơi game chưa chắc đã là chuyện tốt.
Trên thực tế, phát hành game là việc của nhà phát hành, còn chơi game là việc của game thủ. Do đó nhà phát hành game online không chịu bất cứ trách nhiệm nào do trò chơi gây ra một khi game đủ tiêu chuẩn được phép phát hành. Bản thân game thủ và người thân phải tự quản lý hoạt động chơi game của mình. 90% số game thủ chơi game online nhiều mà chẳng hề gây ra một bức xúc nào, vẫn sinh hoạt điều độ, sao họ không bao giờ được nhắc tới trong các bài báo?
Thêm nữa, những động thái nhằm quảng bá cho game online của nhà phát hành nhiều khi đi quá mức cần thiết (chẳng hạn thuê những cô người mẫu ăn mặc hở hang), ngay lập tức người ta đổ lỗi cho game online. Là game không tốt hay những gì người ta làm quanh nó không tốt?
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Bản thân game online không hề xấu. Có xấu chăng là ở cách người ta tiếp nhận nó. Nếu nhìn vào những hạt sạn mà bỏ cả bát cơm, nhìn vào những hạn chế (nhiều khi chỉ là khách quan) mà lên án game online là “sản sinh tội ác” là không thể chấp nhận được.
Game offline cũng chịu điều tiếng
Không chỉ có game online mà ngay cả game offline cũng phải gánh chịu những thành kiến không mấy tốt đẹp từ những người chưa bao giờ đặt chân vào thế giới game.
Cứ nhìn vào game là nhiều người chỉ coi đó là bạo lực, máu me giết chóc hay hở hang đồi bại... rồi quy kết game là xấu, là có hại. Những suy nghĩ đó chủ yếu đến từ những bậc cha mẹ, những người trưởng thành từ trước khi game trở nên phổ biến.
Nếu xét ra, thế giới game còn rộng lớn hơn cả thế giới điện ảnh. Phần lớn các tựa game đều là những câu chuyện rõ ràng có ý nghĩa, giống như một bộ phim, có khác chăng là người chơi được trực tiếp dẫn dắt nhân vật đi theo cốt truyện. Những người chưa chơi game bao giờ không thể nào hiểu được ý nghĩa nhân văn sâu sắc cao cả trong từng phiên bản Final Fantasy, tình đồng đội cùng những bài học lịch sử trong Call of Duty hay những góc tối trong tâm hồn con người của Silent Hill... Những điều đó chỉ game thủ chân chính mới trải nghiệm được.
Game chịu tiếng xấu cũng một phần do sự hoành hành của đĩa lậu và yếu kém trong quản lý. Nếu như hệ thống phân loại ESRB là tiêu chuẩn ở nước ngoài thì vào đến Việt
Có game hay thì cũng có game dở. Có game mang đầy ý nghĩa thì cũng có game không lành mạnh. Nhưng chỉ khi nào những yếu tố đó được tách biệt bằng bàn tay quản lí, khi đó mấy chữ “trò chơi điện tử” mới không còn đơn thuần là sản phẩm giải trí, và game mới được trả lại những ý nghĩa cao đẹp.
Mặc cho những thành kiến sai lầm, game vẫn sẽ đứng vững, thế giới game vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Bởi lẽ, truyền hình và điện ảnh cũng bị chỉ trích nhiều về nội dung, mà truyền hình và điện ảnh chưa và sẽ không bao giờ bị xoá bỏ.
Anh Danh
trananhdanh@gmail.com
LTS Dân trí - Game đúng là một thành tựu trí tuệ mang dấu ấn của thời đại ngày nay. Nói cụ thể hơn đấy là thành tựu của công nghệ thông tin kết hợp với sáng tạo nghệ thuật đã sản sinh ra một ngành công nghiệp giải trí, tạo ra một “sân chơi” hết sức rộng lớn cho nhiều lứa tuổi và mang tính toàn cầu.
Nếu biết khai thác những mặt tích cực của Game tất nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ là giải trí, mà còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, trau dồi ý chí, nghị lực, tích lũy thêm vốn hiểu biết nhiều mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, không ít những sản phẩm Game có nội dung độc hại cổ vũ cho bạo lực và lối sống đồi trụy, có ảnh hưởng rất xấu đối với lứa tuổi học sinh. Mặt tiêu cực đó của Game là do các nhà sản xuất và kinh doanh muốn thu lợi nhiều bằng cách đánh vào thị hiếu tầm thường của giới trẻ.
Vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này không phải là tìm cách hạn chế hay loại trừ Game ra khỏi đời sống xã hội chúng ta, mà ngược lại, cần có thái độ cởi mở đón nhận và khai thác triệt để những mặt tích cực, đồng thời có biện pháp đồng bộ nhằm loại trừ những mặt tiêu cực của “trò chơi điện tử” đang tràn ngập ở các quán Net hoặc thông qua các đĩa lậu bán nhan nhản mọi nơi. Đấy là nguyên nhân làm hư hỏng không ít trẻ em ở tuổi học trò. Điều này cần được sự quan tâm nhiều hơn của các có quan có trách nhiệm quản lý cũng như mọi gia đình có con em ở tuổi mới lớn.