Người đời ngày nay đã thờ ơ với văn hóa đọc?

Số lượng sách phát hành nói chung và sách văn học, sách kinh điển nói riêng ở Việt Nam thấp hơn trước nhiều là một trong những lý do lý giải hiện tượng số người đọc sách ở Việt Nam đang ngày càng ít đi.

Qua theo dõi ở hầu hết các nhà xuất bản cho thấy, các sách văn học, sách kinh điển bây giờ không còn được in nhiều như ở thời “bao cấp” trước đây, thường chỉ quanh quẩn một vài nghìn bản, nhất là sách của các tác giả trong nước.

 

Vậy tại sao số lượng sách phát hành ngày nay lại giảm như vậy? Đối tượng độc giả cũng hạn hẹp như vậy? Liệu có phải người Việt Nam ngày nay thờ ơ vơi việc đọc sách? Hay tại bây giờ có quá nhiều các phương tiện thông tin đại chúng khác, hấp dẫn hơn, nên độc giả Việt Nam ít quan tâm đến sách và thói quen đọc sách đang bị mai một dần? Những câu hỏi như vậy được đặt ra không chỉ đối với các nhà xuất bản, những người làm sách, mà còn với chính người đọc Việt Nam.

 

Theo nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, trong việc đọc, điều quan trọng nhất khi đọc là phải đọc sâu, từ đó có những suy nghĩ, tìm tòi để phát triển trí tuệ cũng như tâm hồn. Thế nhưng, người đọc Việt Nam bây giờ lại thường chỉ đọc sách khi có mục đích cụ thể. Cũng đồng quan điểm trên, tại một diễn đàn văn học - nghệ thuật luận bàn về văn hoá đọc, một giảng viên của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, cách học tốt nhất đối với sinh viên là tự học, trong đó có việc tự đọc sách.

 

Nhưng điều đáng lo nhất hiện nay là, phần lớn những sinh viên đang học đại học đều chưa biết cách đọc sách công cụ, cũng như chưa có văn hoá đọc sách công cụ để phục vụ cho việc học của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính nghề nghiệp sau này của những sinh viên đó. 
 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Theo nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, thói quen đọc sách bây giờ đã giảm đi rất nhiều. Trong tư duy của người Việt Nam hiện nay nặng về phần cụ thể, mà thiếu phần trừu tượng. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến văn hoá đọc không phát triển được. Vấn đề đọc sách ngày nay có thể có nhiều thay đổi so với trước đây, yêu cầu đọc sách với đa số bạn đọc khác, nhưng với riêng đội ngũ trí thức cũng lại khác. Họ là những người sống bằng sách, là bộ phận ưu tú của xã hội có khả năng kéo theo ảnh hưởng tới cả một cộng đồng mà không quan tâm tới sách, tới tri thức của nhân loại mới là điều đáng lo ngại.  
 
Về phía người đọc Việt Nam, đa số ý kiến cho rằng, lý do chính khiến người đọc không mặn mà với việc đọc sách là do ngày nay có quá ít sách hay, sách có chất lượng; còn trên thực tế, những đầu sách hay vẫn được bán khá chạy. 
 
Vấn đề khơi dậy sù høng thó ®èi víi văn hoá đọc của người Việt Nam đã và đang được nhiều ý kiến nêu lên khá rầm rộ trong thời gian gần đây. Điều lo ngại lớn nhất mà những người quan tâm đến văn hoá đọc, những người hoạt động trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật trăn trở là, văn hoá đọc bị mai một đi sẽ ảnh hưởng tới thói quen đọc cũng như tri thức của cả một thế hệ người dân Việt Nam.

 

Hồng  Anh

 

LTS Dân trí - Tri thức của nhân loại phần lớn  được bảo tồn, lưu truyền và phổ biến từ thệ hệ này đến thế khác qua các bộ sách (trước kia là sách in và nay có thêm sách điện tử). Ai muốn tiếp thu và kế thừa được một phần - chứ khó mà tiếp thu hết - khối lượng tri thức đồ sộ ấy của nhân loại đều phải ra sức đọc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến cả cuộc đời sau này.

 

Nếp ham mê đọc sách ấy đã trở thành thói quen đối với người trí thức thời trước; họ không chỉ đọc sách trong lĩnh vực chuyên môn hẹp của mình mà còn đọc rộng ra các lĩnh vực khác. Cho nên một người đã được xếp vào hàng ngũ trí thức thường đó là những người có nền tảng văn hóa rộng và vững chắc.

 

Đối chiếu những điều nói trên với người trí thức ngày nay hay những gia đình trí thức ngày nay hình như chúng ta thấy thiếu hụt điều đó. Và nếu nhìn rộng ra xã hội, hình như

có sự “xuống cấp” của Văn hóa đọc.

 

Điều đó có đúng không và vì sao?  Mời các bạn đọc quan tâm về chủ đề này tham gia  thảo luận trên Diễn đàn Dân trí.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm