Hà Nội:

Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm

(Dân trí) – Dự án Công viên Đống Đa sau 11 năm vẫn “đắp chiếu” mà chưa có giải pháp thực hiện làm cho cuộc sống của hàng nghìn hộ dân nơi đây cũng đang “treo” theo dự án, cuộc sống của 50 hộ dân đã bàn giao mặt bằng thì rơi vào cảnh lang thang, cơ nhỡ,...

Những ngày giáp Tết phố xá tấp nập, nhộn nhịp hơn, xuân như đang gõ cửa từng nhà! Trong không khí ấm cúng, rộn ràng chung của cả nước thì giữa lòng thủ đô vẫn còn đó bầu không khí ảm đạm, lặng lẽ,... bao trùm các hộ dân khu Ao thước thợ. Cuộc sống của họ vẫn tất bật, bấp bênh như mọi ngày! Đã 11 năm những hộ dân này phải đón Tết trong những căn phòng đi thuê chật hẹp và năm nào cũng thế họ mong ngóng cái ngày các cơ quan chức năng vào cuộc, trả lại những gì vốn là của họ.  

Ông Nguyễn Văn Nam, một trong 50 hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho biết: “Đã 11 năm nay chúng tôi đón Tết trong những ngôi nhà đi thuê, cả gia đình mấy thế hệ ở chung trong căn phòng 9m2 thế này. Từ ngày bàn giao nhà cho Ban quản lý GPMB quận Đống Đa đến nay chúng tôi chưa nhận được phương án đền bù, hỗ trợ nào hợp lý. Vợ tôi, vì quá uất ức sinh bệnh nặng đã không qua khỏi, các con tôi vì mất nhà lâm vào cảnh lang thang, chết đường, chết chợ,... 11 năm nay tôi phải chuyển nhà đến 18 lần. Từ một gia đình yên ấm có 5 thành viên, giờ vợ mất, con mất,... những người còn lại thì lang thang, cơ nhỡ,... nỗi khổ này không nói hết được bằng lời,...! Chúng tôi mong các ban ngành và các cơ quan chức năng xem xét, sớm giải quyết giúp chúng tôi ổn định cuộc sống”.

Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 1

Căn phòng rộng chưa đầy 9m2 này là nơi trú ngụ của gia đình ông Nam gồm 3 thế hệ: ông cháu, bố con
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 2
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 3
Tất cả mọi sinh hoạt của gia đình ông Nam gồm nấu nướng, giặt giũ, rửa dọn,... đều trong căn phòng này. Ông Nam cũng cho biết, đây là căn phòng mà ông thuê được lâu nhất (hơn 1 năm) vì là ngoại ô nên giá phòng không bị tăng liên tục như khu nội thành.

Đến thăm gia đình bà Đặng Thị Nhã đúng vào giờ cơm trưa, chúng tôi không khỏi xúc động trước hình ảnh một bà cụ già gần 80 tuổi thân hình gầy gò, yếu ớt ngồi thu lu trong căn phòng tối bưng chén cơm trắng với vài miếng cà muối móm mém nhai. Trong căn phòng rộng chừng 8m2, không có giường nằm, đồ đạc trong nhà không có thứ gì đáng giá vài ba trăm ngàn,... Thấy khách đến bà Nhã buông chém cơm xuống, òa khóc trong nghẹn ngào,...!

Bà kể: “Đã 11 năm chúng tôi sống trong cảnh cơ cực này, mất nhà mất đất không được hỗ trợ đền bù, bản thân lại già yếu không lao động được, cuộc sống hàng ngày của tôi trông chờ ở hơn 300 ngàn tiền tuất của ông nhà tôi. Cũng vì uất ức do mất nhà ông ấy suy nghĩ nhiều dẫn đến tăng xông, tắc mạch máu não qua đời. Con cái thì lang thang, khổ lắm các cô ơi,... Không biết tôi có sống được đến ngày các cấp, các ngành trả lại sự công bằng cho chúng tôi không”, bà nghẹn ngào trong tiếng nấc!

Giống với hoàn cảnh của ông Nam, bà Nhã trường hợp của bà Trọng Thị Thêm cũng cơ cực, bấp bênh. Đã nhiều năm nay ba thế hệ trong gia đình bà cùng sinh sống trong các căn nhà chật hẹp ở khu ổ chuột và cứ 8, 9 tháng bà lại phải chuyển nhà 1 lần do tiền nhà tăng, không có khả năng chi trả.

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 4
Đến thăm bà Nhã đúng vào giờ cơm trưa, chúng tôi không khỏi xúc động trước hoàn cảnh sống quá cơ cực của bà cụ. Bữa cơm trưa đạm bạc chỉ có cơm trắng và vài miếng cà muối

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 5
 
Trong không khí rộn ràng đón Tết, vẫn còn đó những hoàn cảnh khốn khổ như bà Nhà. Chén cơm tran nước mắt của bà khiến chúng tôi nhói lòng!

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 6
Tay run rẩy bà Nhã rót nước mời khách, trên đôi gò má nhăn nheo của bà hai hàng nước mắt vẫn đang lăn dài!

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 7
Căn phòng chưa đầy 8m2 của bà Nhã không có thứ gì đáng giá vài ba trăm ngàn. Tết đã cận kề, nhưng trong khu bếp nhà bà vẫn chỉ có mớ rau ôi và bát gạo xấu. 11 năm rồi bà sống nhờ vào tiền tuất của chồng. Bà Nhã cầu khấn trời phật phù hộ để Tết sang năm bà không phải đón Tết trong các gian phòng đi thuê nữa

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 8
"Với những hộ dân như chúng tôi thì đã 11 năm rồi không có Tết, cuộc sống vẫn lang thang, cơ nhỡ. Mong các ban, ngành giải quyết sớm cho chúng tôi một mái nhà"
 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 9
Kìm chế xúc động, bà Nhã tiễn chúng tôi ra cửa, ánh mắt mong mỏi, chờ đợi của bà khiến tất cả những ai có mặt ở đó đều chạnh lòng!

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 10
Cả gia đình bà Thêm trong căn nhà chật hẹp chưa đến 10m2.
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 11
Đây là khu vực đun nấu và vệ sinh của gia đình 5 người nhà bà, với một gian phòng tồi tàn thế này mỗi tháng bà Thêm cũng mất hơn 2 triệu mới có chỗ chui ra, chui vào
 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 12
"Ước nguyện lớn nhất của tôi trước khi chết là được Nhà nước giải quyết chế độ đền bù, hỗ trợ, để đời con cháu tôi không phải lang thang thế này nữa. 11 năm, 14 lần chuyển nhà rồi cô ạ"

Trong khi cuộc sống của các hộ dân đã bàn giao mặt bằng luôn trong tình trạng lang thang, cơ nhỡ thì khu đất đã được giải phóng mặt bằng lại bị “bỏ hoang” và là nơi đổ rác, chứa vật liệu xây dựng của các hộ dân xung quanh.

Suốt 11 năm qua, gần 50 hộ dân đã bàn giao mặt bằng, nhận được số tiền đền bù rất ít và không được tái định cư nên họ đã liên tục “gõ cửa” cơ quan chức năng Trung ương và Hà Nội đề nghị hỗ trợ thêm về chính sách đền bù, tái định cư, ổn định cuộc sống. Đó là nguyện vọng chính đáng cần được xem xét và giải quyết...

 
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 13

Trong khi các hộ dân đã bàn giao mặt bằng đang phải sống trong cảnh bấp bênh, cơ nhỡ thì khu đất dự án này lại bị "bỏ hoang", biến thành bãi rác
Người dân sống cơ cực vì dự án Công viên Đống Đa “treo” 11 năm - 14
Và là nơi tập kết vật liệu, cho thuê vật liệu của các hộ buôn bán,...

Bài và ảnh: Thu Hà

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm