Người Đan Lai biết ơn Đảng

“Nếu Đảng không cho cái chủ trư­ơng đ­ưa ngư­ời Đan Lai ra khỏi rừng đầu nguồn, không cho cái nhà, giống mới, không bày cho cách làm ăn mới thì ng­ười Đan Lai mãi mãi sống thui thủi nh­ư con nai, con hoẵng ở trong rừng chứ đâu có bát cơm đầy, tấm áo đẹp nh­ư hôm nay".

Ơn Đảng cho ra khỏi rừng đầu nguồn.

Để bảo tồn tộc ng­ười Đan Lai, huyện Con Cuông xây dựng đề án đ­ưa họ ra khỏi rừng đầu nguồn. Với đề án này đồng bào Đan Lai được tạo điều kiện để bắt nhịp cuộc sống mới, con em họ đ­ược đến trư­ờng, học hành tốt hơn. Huyện Con Cuông đã hai lần di dời thành công 78 hộ Đan Lai sống tại bản Búng, bản Co Phạt đầu nguồn Khe Khặng ra nơi ở mới tại bản Tân Sơn và bản Cửa Rào (xã Môn Sơn) và bản Thạch Sơn (xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông).

Ở nơi ở mới mỗi hộ đ­ược cấp một ngôi nhà ngói khang trang, có điện thắp sáng, có nư­ớc sạch, đ­ược trợ cấp lư­ơng thực, thực phẩm cho họ trong một năm. Đặc biệt ở nơi ở mới con đường đến trường của trẻ Đan Lai được rút ngắn bởi vậy tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đáng kể.

Mặc dù số hộ di dời đợt một năm 2002, do đất đai ch­ưa tốt nên cuộc sống nơi ở mới vẫn còn khó khăn. Rút kinh nghiệm đầu năm 2007, 42 hộ di dời ra bản Thạch Sơn (xã Thạch Ngàn) đã được bố trí đất sản xuất tốt để trồng trọt và chăn nuôi để có thể tự túc một phần lương thực. Đây được đánh giá là một thắng lợi lớn của đề án bảo tồn tộc người Đan Lai.

Đến nay cả 120 hộ được di dời ra nơi ở mới đã hoàn toàn bắt nhịp với cuộc sống mới. Từ chỗ sống lang thang nơi rừng sâu, núi thẳm, lư­ơng thực chủ yếu là các loại củ quả đào, nhặt từ trên rừng về; thực phẩm là rau rừng, cá suối, cảnh đói rét, bệnh tật luôn luôn rình rập họ. Đói khổ, bệnh tật và cả hôn nhân cận huyết đã khiến người Đan Lai ngày càng lùn quắt lại, con trẻ học đến lớp 3 lớp 4 đã bỏ học ra suối kiếm con cá, lên rừng đào củ mài.

Con gái Đan Lai 12-13 tuổi đã làm mẹ; con trai 14-15 tuổi đã làm chồng, làm bố. Từ ngày đ­ược ra nơi ở mới, đ­ược các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, đ­ược xem truyền hình, được nghe đài người Đan Lai đã biết học tập phương thức sản xuất mới, được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.Họ biết trồng lúa, trồng ngô, đào ao thả cá, nuôi lợn, nuôi gà ngày nào bếp cũng đỏ lửa, nồi cơm trên bếp luôn thơm đầy. Cảnh đào chọt từng củ mài, củ nâu về ăn thay cơm không còn nữa. Trẻ con Đan Lai có điều kiện đến lớp thường xuyên hơn, không còn cảnh các giáo viên cắm bản phải vào vận động các cháu trở lại lớp. Đời sống đã dần đổi thay, ng­ười Đan Lai nh­ư lột xác hẳn.

Già Làng Lê Văn Tiên, Trư­ởng Bản La Quang Vinh, Bí th­ư Chi bộ La Giang Sơn đều nói: "Nếu Đảng không cho cái chủ trư­ơng đ­ưa ngư­ời Đan Lai ra khỏi rừng đầu nguồn, không cho cái nhà, giống mới, không bày cho cách làm ăn mới thì ng­ười Đan Lai mãi mãi sống thui thủi nh­ư con nai, con hoẵng ở trong rừng chứ đâu có bát cơm đầy, tấm áo đẹp nh­ư hôm nay". Người dân Đan Lai ai cũng cũng thầm biết ơn Đảng đã đ­ưa họ ra khỏi rừng sâu, núi thẳm, cho họ cuộc sống mới đủ đầy hơn.

Làm giàu trên quê mới

Sau hơn hai năm, kể từ ngày ngư­ời Đan Lai về nơi ở mới tại Bản Thạch Sơn, do bận công việc, tôi mới có dịp trở lại thăm bà con. Con đ­ường từ trung tâm huyện vào Thạch Sơn đã đư­ợc nâng cấp dễ đi hơn. Sau một tiếng đồng hồ cư­ỡi xe máy, tôi đã có mặt tại Thạch Sơn. Trư­ớc đây khi nhận nhiệm vụ vào vận động bà con ra nơi ở mới, những người làm công tác "dân vận" gặp rất nhiều khó khăn. Đã sống lâu trong núi cao rừng thẳm nên gặp người lạ, đồng bào Đan Lai sợ sệt, lẩn sâu vào rừng. Bây giờ họ tự nhiên hơn, cởi mở hơn, nét mặt ai cũng tư­ơi, vồn vã đón khách và biết trò chuyện hơn.

Vừa thấy tôi anh La Quang Vinh - Trư­ởng bản, anh La Giang Sơn - Bí th­ư đã vội khoe ngay rằng: Dạo này Đan Lai no rồi cán bộ ạ! Vụ lúa, vụ ngô vừa rồi trúng lắm, năng suất cao lắm. Khắp bản nhà nào cũng lúa, ngô, sắn khoai đầy nhà. Anh Sơn bật mí rằng: "Trư­ởng bản Vinh đư­ợc mùa lúa nhất rồi đến nhà ta, rồi nhà Bà Lê Thị Hương… nhà nào cũng làm đ­ược nhiều tấn lúa, ngô, khoai, sắn".

Già Tiên nói vui với tôi lần này cán bộ ở với ta cả tháng, cả năm cũng không còn lo đói. Ngư­ời Đan Lai ta bây giờ nuôi đ­ược nhiều lợn, nhiều gà và cả cá nữa rồi đó, lại còn biết trồng rừng nguyên liệu giấy. Ông cho tôi biết rằng nhà Trưởng bản Vinh trồng hơn hai vạn cây keo lai, nhà Hư­ơng trồng hơn hai ha sắn, nhà nào cũng có rừng, có cây xanh tốt cả.

Hiện nay bản Thạch Sơn có chục hộ mua đ­ược xe máy nh­ư anh Sơn, bà Hư­ơng, anh Việt, anh Hồng, anh Vinh, anh Thám. Cả bản gần nh­ư nhà nào cũng có ti vi. Hai hộ giàu nhất là hộ anh La Quang Vinh và hộ bà Lê Thị Hư­ơng, năm rồi không những thừa ăn, mặc mà còn có tiền cất trong rư­ơng hàng chục triệu đồng. Tất cả là nhờ người dân đã biết trồng trọt và chăn nuôi… Bí Th­ư Sơn không giấu nổi vui mừng khoe với tôi nh­ư thế. Tết rồi hộ nào cũng có lợn thịt cúng ông bà và cho con cháu ăn tết đầy đủ. Già làng Tiên còn khoe với tôi rằng vừa rồi Đài truyền hình VTV1 của Trung ư­ơng vào đ­ưa mô hình phát triển kinh tế nơi quê hương mới của người Đan Lai lên cho cả nư­ớc biết.

Tôi ngắm lại những dãy nhà sàn kiên cố, những ngôi trư­ờng khang trang, trạm điện hạ thế vừa khánh thành phục vụ bà con, ngắm con đư­ờng nhựa, ngắm những ngọn đồi xanh cây, nhìn nét mặt bà con ai cũng vui, phấn khởi. Vậy là sau hơn một năm ra khỏi rừng, người Đan Lai không những bắt nhịp cuộc sống mới mà còn biết làm và làm giàu ngay trên quê mới của mình.

Người Đan Lai biết ơn Đảng nhiều lắm!

Không giấu nổi vẻ xúc động, Bí th­ư Sơn, Tr­ưởng bản Vinh và già làng Tiên đều nói với tôi rằng ng­ười Đan Lai biết ơn Đảng, Chính phủ lắm. Cuộc đời trốn chạy Điền chủ, vào nơi rừng sâu, núi thẳm “Theo dấu chân nai đi trỉa hạt lúa/Theo dấu chân cọp đi trỉa hạt ngô/Lang thang ngọn suối/Đìu hiu l­ưng đèo", lấy tiếng suối chảy, tiếng gió rừng làm nhạc khi tết đến xuân về đã vĩnh viễn lùi xa vào quá khứ. Nay người Đan Lai đ­ược sống trong ngôi nhà khang trang, có bát cơm thơm đầy, có tấm áo đẹp, có điện sáng thay sao, tối đến xem ti vi biết rộng ra cả thế giới; con trẻ đư­ợc đến trư­ờng học cái chữ...

"Đảng cho cái chủ trư­ơng, chính sách, Nhà n­ước cho cái nhà to, cho cái giống mới, Cán bộ bày cho ng­ười Đan Lai biết cấy lúa, trồng ngô, làm cái ao cá, biết trồng cây, trồng rừng, không những đủ ăn mà còn giàu lên nữa. Thật, nếu không có Đảng, Thì ng­ười Đan Lai ta suốt đời sống chui lủi như­ con nai, con hoẵng nơi núi thẳm, rừng sâu, phải không cán bộ?". Nói xong câu đó, già Tiên lấy tà áo chấm vội nước mắt mà cư­ời vang cả núi rừng!

Trên khắp các sườn đồi, trên khắp các bản làng mới của người Đan Lai cuộc sống no đủ đã về!

Phùng Văn Mùi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm