Nghệ An: Váng vất bên cơ sở cưa xẻ đá gây ô nhiễm môi trường

(Dân trí) - Mới đầu hè mà cái nắng rát cháy khiến người đi ngoài đường vắng hẳn, ai cũng chỉ muốn ngồi ở trong nhà đợi đến lúc chiều dịu xuống. Vậy mà ở đường Hàm Nghi, khối Đông Thọ, phường Hưng Dũng, Tp Vinh, ngồi ở trong nhà lại trở thành một cực hình.



Video người dân tố xưởng xẻ đá, làm mộ gây ô nhiễm môi trường.

Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.
Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.

Đối với những hộ dân ở sát xưởng cắt đá ốp lát làm lăng mộ Hoàng Giang (số 29 đường Hàm Nghi, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An) tiếng cưa xẻ đá rít lên từng cơn đến nhức óc như muốn nổ tung cái đầu, rồi từng luồng bụi nhỏ li ti tung bay, phủ lên hết mấy lùm cây, phủ đầy cả con đường và chui vào từng ngôi nhà bên cạnh. Sự việc không chỉ xảy ra từ một vài ngày nay, mà đã tồn tại 3 năm qua.

Hàng xóm láng giềng "ghét" bỏ nhau

Cô giáo mầm non Lê Bích Phương xin phép nhà trường nghỉ một buổi dạy, đưa chúng tôi về khối Đông Thọ nhà mình, dẫn phóng viên thực chứng những khổ ải của gia đình và bà con nơi đây. Trong căn nhà ngay sát xưởng chế tác đá bia mộ, ông Lê Xuân Vinh và vợ ngồi tố khổ với phóng viên. Nhà ông Vinh có quán nhỏ bán đồ ăn cho sinh viên, sát vách với xưởng, ngồi trong nhà ông Vinh nói chuyện mà cứ như ở công trường, từng hồi máy xe đá cứ rú lên nhức óc. 

Hai cánh cửa chính của ngôi nhà khép hờ, mấy tấm rèm ri đô màu xanh sẫm được dùng che chắn mặt trong cánh cửa như che phòng con gái đến tuổi mới lớn. “Vào nhà không cần cởi giày đâu, lát nữa nó lại đầy bụi thôi” - khởi đầu cuộc trò chuyện, ông Vinh nói vậy. Cuộc nói chuyện diễn ra trong tiếng rít róng của kim loại cắt vào đá, tiếng rít kéo dài, và có khi, phải chờ âm thanh dịu xuống thì mới nói chuyện được, còn không thì cứ câu được câu mất.

Vợ ông Vinh, theo thói quen phụ nữ, nói nhiều và khó chịu hơn cả, như tìm được người giãi bày cho bức bối của mình. “Các chú xem, tiếng cưa đá rứa thì người ngoài đường có kêu ở trong nhà cũng không nghe chi cả. Chị nói ở đây các chú cũng thấy khó nghe phải không. Ở đây khó chịu nhất là ô nhiễm tiếng ồn như người ta nói. Còn bụi bặm thì chỉ nhìn sân vườn, nhìn đường là biết”.

Ông Vinh nghe vợ nói rồi góp ý: “Theo chỗ tui được biết thì trong khu dân cư thì không được sản xuất chế tác như thế này. Mà chỗ này (cơ sở Hoàng Giang) không có giấy phép mô”.

Ngồi trong nhà mà hơi nóng mùa hè vẫn hầm hập, chúng tôi bước ra ngoài, trước của cơ sở Hoàng Giang một đống đá cắt nhỏ, đá vỡ, bột đá đóng vón nằm chiếm một phần con đường, cạnh ngay cái cổng ra vào nhà ông Vinh. “Nước trong xưởng thì cứ theo dòng chảy ra con mương ngay cạnh đường, tầm tuần là họ phải nạo một lần. Với đống đá, bột đá thải thì 5,6 ngày mới có xe đến chở đi”- ông Vinh nói, chỉ tay theo lối con mương.

Vợ ông Vinh nói như uất ức: “Nắng là khổ nhất, nhưng mưa cũng có cái khổ của mưa. Có đêm trời mưa nước chảy lênh láng, sáng hôm sau mở cửa chị thấy cả cái sân toàn bột đá. Chị có nói với ông Toàn (Nguyễn Văn Toàn - chủ cơ sở Hoàng Giang): Bác xem nhà em trắng cả sân bột đá, bác xử lý cho em với chứ. Vậy mà ông nói cái ni tại trời, mô phải tại ông. Nói rứa thì ai chấp nhận nổi”.

Chị Đinh Thị Hương, bán hàng ăn buổi sáng, người khối Đông Lâm, ở cách xưởng cắt đá ông Toàn vài ba nhà cũng than thở: “Nhà chị có 3 cháu nhỏ, cùng 1 tuổi cả, là con chú con mự. Xóm ni con nít thì đông lắm. Ảnh hưởng nhất là vào những ngày như mùa hè này. Người đi qua con đường này nói rất nhiều, vì con đường này người ta phải đi qua để ra chợ”. Chị Hương trình bày: “Dân làng người ta nói nhiều, hàng xóm nói nhiều, nhưng mà cũng không thấy có chi thay đổi. Mấy hộ đã viết đơn gửi lên phường rồi”.

Ông chủ xưởng không thấy ô nhiễm?

Chúng tôi về bật lại đoạn ghi âm, tiếng nói lõm bõm, cố gắng nghe mới nhận ra được tiếng người giữa tiếng máy rít róng, khi nào tiếng cưa xẻ đá nổi lên, tiếng người bị át hẳn. Ông Vinh, dáng đờ đẫn của người lâu ngày chịu ảnh hưởng của âm thanh khó chịu từ hàng xóm, vẫn lịch sự nói: “Nhà tôi có lưu số điện thoại của vợ ông Toàn, khi mô nhà có giỗ chạp thì gọi điện trước để họ ngừng sơm sớm mà dọn cỗ đón khách. Cùng là hàng xóm láng giềng, thông cảm cho nhau làm ăn sinh sống là chuyện chúng tôi chấp nhận”.

“Ba năm qua, có nhiều hôm cưa xẻ đến 8,9 giờ đêm, thậm chí có lúc 12 giờ khuya vẫn còn cảnh công nhân mài xẻ. Lúc đầu chúng tôi tưởng ít tháng, tạm bợ thì được, chứ cố định như thế này thì không chấp nhận được” - ông Vinh lắc đầu kết thúc câu chuyện.

Chúng tôi sang nhà chủ xưởng Nguyễn Văn Toàn, tiếng rít của mấy bộ máy cưa xẻ đá đập vào lỗ tai bùng nhùng. Hai cái quạt công nghiệp to đùng như ở các quán bán bia, cánh quạt phủ một màu trắng nhờ nhờ, chạy vù vù thổi ra hướng đường Hàm Nghi. Làn bụi trắng li ti bay ra như từ ống thổi công nghiệp, người đi đường chạy vội khi qua cửa xưởng. Phải vào phòng khách, và đóng cửa chính lại, chúng tôi mới trao đổi được với chủ xưởng, nhưng tiếng máy cưa đá vẫn rít vào từng hồi.

Ông Toàn phản đối ngay lập tức khi phóng viên đề cập đến tiếng ồn quá lớn của cơ sở: “Không có cái chi gọi là ô nhiễm, tiếng ồn chủ yếu trong xưởng của anh chứ không ảnh hưởng đến ai cả. Còn đá thải, bột đá thì anh tập kết ở trước xưởng, 5,6 ngày anh cho bốc đi thôi”. Còn việc làm tới 8,9 giờ đêm? Có khi làm lúc nửa đêm? Ông Toàn cho biết: “Anh cho công nhân làm đúng giờ hành chính. Còn chuyện làm lúc nửa đêm, là do vấn đề tâm linh. Thực sự anh cũng không muốn làm cái việc đó, nhưng chuyện mồ mả người ta yêu cầu mình giờ đó làm thì mình chối cũng khó”.

“Anh tạo công ăn việc làm cho nhiều người đáng lẽ phải khuyến khích những việc như thế chứ, phải hiểu cái đó chứ” - ông Toàn phân trần về công việc của mình. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, cơ sở cưa xẻ đá làm bia mộ ở số 29 đường Hàm Nghi mà ông Toàn làm chủ, hiện chỉ có giấy phép kinh doanh của cửa hàng ở ngoài đường Lê-Nin (TP Vinh) chứ không có giấy phép sản xuất tại địa bàn dân cư khối Đông Thọ.

Khi được hỏi về giấy phép mở xưởng ở khu dân cư, ông Toàn lập lờ và chỉ nói có giấy phép mở cửa hàng nơi khác, chứ ở đây chuyển từ chỗ cũ về. 

Nói về phản ứng của hàng xóm và về trường hợp hộ sát vách Lê Xuân Vinh, ông Toàn chỉ trích: “Nhà đó họ bán đồ ăn sẵn nên muốn đưa ra ngoài đường để cạnh tranh với người ta. Theo anh biết thì họ muốn bán đồ ăn thì phải có quầy kính chống bụi bặm, phải đảm bảo vệ sinh chứ”. 

Khối trưởng Đông Thọ - ông Nguyễn Xuân Hoàng cho PV Dân trí biết: “Dân phản ánh với khối, ban chấp hành khối cũng đến trao đổi với ông Toàn nhưng ông nói vẫn chưa tìm được vị trí. Với tư cách khối trưởng, tôi kiến nghị cơ quan cấp trên có sự can thiệp, khối chỉ phản ánh được thôi. Còn xử lý là phải có sự vào cuộc của phường và bên môi trường”.

PV Dân trí đem vấn đề trên trao đổi với ông Nguyễn Phúc Trang - Phó chủ tịch Phường Hưng Dũng, ông Trang cho rằng vẫn chưa nhận được đơn thư phản ánh lên phường. Tuy nhiên, khi sự việc được PV Dân trí cung cấp thì ông Trang đã cho Đội quy tắc của phường xuống kiểm tra và lập biên bản.

“Chúng tôi chưa nhận được đơn thư phản ánh của dân. Nhưng qua phản ánh của PV Dân trí chúng tôi đã cho Đội quy tắc cùng ban cán sự khối xuống gia đình ông Toàn (chủ xưởng) để lập biên bản và yêu cầu chủ xưởng không được: làm việc quá giờ, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh về bụi bẵm, nước… Có gì sau này nếu họ tiếp tục vi phạm thì sẽ gọi cảnh sát môi trường để xử lý dứt điểm”, ông Nguyễn Phúc Trang cho biết.

Một số hình ảnh về xưởng xẻ đá làm mộ gây ô nhiễm môi trường do PV Dân trí ghi lại:





Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.
Rác thải từ cắt đá của xưởng này thải ra để ngay trước cửa ra vào, cạnh một hộ dân... và rất chướng mắt.

Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.
Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.
Công nhân làm việc ở đây có hôm làm tới tận sáng, 12h đêm. Mặc dầu làm việc quá giờ nhưng ông Toàn cho rằng do vấn đề tâm linh...

Đơn kiến nghị của các hộ dân gửi tới VP Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An.
Một số lượng đất, đá thải, bùn, giấy các loại thải ra ngay cạnh gia đình ông Vinh như đang thách đố gia đình này. Trong khi đó, mảnh đất và khu vực để đổ thứ rác thải này của xưởng ông Toàn không thiếu chỗ để đổ...

Những cái am được làm để ngổn ngang trong vườn ông Toàn.
Những cái am được làm để ngổn ngang trong vườn ông Toàn.
 
Những cái am được làm để ngổn ngang trong vườn ông Toàn.
Từ ngày về mở xưởng xẻ đá, quán cơm bia hơi gia đình anh Vinh đã phải nghỉ vì ô nhiễm từ xưởng này không thể bán được và cũng không có khách đến "thăm".

Bàn ghế, bát đọi quán cơm cũng dừng luôn vì ô nhiễm môi trường.
Bàn ghế, bát đọi quán cơm cũng dừng luôn vì ô nhiễm môi trường.

Bàn ghế, bát đọi quán cơm cũng dừng luôn vì ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Xuân Vinh và vợ ngồi tố khổ với phóng viên. Nhà ông Vinh có quán nhở bán đồ ăn cho sinh viên, sát vách với xưởng, ngồi trong nhà nói chuyện mà cứ như ở công trường. 

Bàn ghế, bát đọi quán cơm cũng dừng luôn vì ô nhiễm môi trường.
Khối trưởng Đông Thọ - ông Nguyễn Xuân Hoàng cho chúng tôi biết: “Dân phản ánh với khối, ban chấp hành khối cũng đến trao đổi với ông Toàn nhưng ông nói vẫn chưa tìm được vị trí. Với tư cách khối trưởng, tôi kiến nghị cơ quan cấp trên có sự can thiệp, khối chỉ phản ánh được thôi. Còn xử lý là phải có sự vào cuộc của phường và bên môi trường”.

Bàn ghế, bát đọi quán cơm cũng dừng luôn vì ô nhiễm môi trường.
Ông Toàn - chủ xưởng xẻ đá làm mộ cho rằng: "Làm gì có tiếng ồn như phản ánh, may ra có nghe tiếng máy cưa xẻ thì trong nhà tôi thôi...". Trong khi đó, PV Dân trí ngồi trong phòng khách của ông Toàn, đóng kín hết cửa nhưng tiếng xẻ đá kêu đinh tai nhức óc...

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Nguyễn Duy - Danh Thắng