Mức án phạt nào dành cho chủ tàu trong vụ lật tàu sông Hàn

(Dân trí) - Vụ lật tàu trên sông Hàn khiến 3 người chết một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong công tác quản lý an toàn phương tiện giao thông. Luật sư cho rằng ngoài khung hình phạt với chủ tàu cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vụ việc này.

Như Dân trí đã đưa tin, vào lúc 20h tối 4/6, tàu Thảo Vân 2 bị lật trên sông Hàn. Vụ lật tàu khiến toàn bộ 56 người bị nạn, trong có ba người mất tích gồm: Phạm Tấn Cường (sinh năm 1970), quê ở tỉnh Bình Định; hai chị em ruột Trịnh Kim Phượng (sinh năm 2009) và Trịnh Tiến Huy (sinh năm 2012) thuộc đoàn khách du lịch tỉnh Thái Nguyên. Thi thể ba nạn nhân này đã được các lực lượng cứu hộ tìm thấy vào lúc 16h30 chiều 5/6.

Theo lời kể của các nhân chứng, tàu Thảo Vân 2 chỉ có khoảng 28 ghế nhưng lại chở khách gấp đôi sức chứa của tàu. Trên tàu có áo phao nhưng mọi người không được phát nên không có ai mặc áo phao khi tàu lật và chìm.


Tàu Thảo Vân 2 lật chìm trên sông Hàn khi trên tàu đang có 56 người; gấp đôi sức chứa của tàu

Tàu Thảo Vân 2 lật chìm trên sông Hàn khi trên tàu đang có 56 người; gấp đôi sức chứa của tàu

Sự việc tàu Thảo Vân bị chìm đã đến hậu quả nghiệm trọng. Theo hồ sơ công bố tàu này được đăng kiểm vào ngày 19/5/2016 và hạn đăng kiểm đến tháng 11/2016. Điều đáng nói là tàu Thảo Vân chưa được cấp phép hoạt động du lịch nhưng vẫn liều chở du khách đi lại trên sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.

Theo Luật sư An, có thể đưa ra dự đoán ra 3 nguyên nhân làm tàu Thảo Vân 2 bị lật: nguyên nhân thứ 1 là do tàu chở quá số người theo quy định gây quá tải; nguyên nhân thứ 2 là do phần kỹ thuật thân tàu bị hỏng dẫn đến nước tràn vào; nguyên nhân thứ 3 là do yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động. Để kết luận là do nguyên nhân gì thì cần phải đợi cơ quan điều tra xác minh và ra kết luận nhưng dù sao chăng nữa thì hậu quả cũng đã xảy ra, hậu quả này thậy sự vô vùng nghiêm trọng và đau thương.

Nếu nguyên nhân khiến tàu bị lật là do chở quá số người quy định dẫn đến tàu mất cân bằng, bị nghiêng về một bên và lật, chìm (nguyên nhân thứ 1) thì chủ tàu và lái tàu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 212 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009): “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”. (Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIX của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông). Vụ việc này khiến 03 người chết và nhiều người bị thương nên chủ tàu và lái tàu khó tránh khỏi việc bị truy cứu theo Khoản 3 Điều 212: “3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Ngoài ra, về góc độ bồi thường thiệt hại, chủ tàu và lái tàu phải cùng liên đới có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hành khách.

Tàu Thảo Vân 2 chưa được cấp phép hoạt động du lịch và năm 2014 tàu cũng đã bị chìm khi chở 10 người du lịch trên sông Hàn. Tàu đã từng bị chìm, chưa được cấp phép hoạt động vậy tại sao tàu vẫn hoạt động công khai một thời gian dài như vậy (từ năm 2014 hay từ trước năm 2014 đến nay khi tàu bị chìm gây hậu quả nghiêm trọng). Đây là lỗi do đâu, do việc quản lý không chặt chẽ hay do cố tình bỏ qua làm ngơ.


Luật sư An cho rằng ngoài mức án phạt nghiệm minh dành cho chủ tàu cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Luật sư An cho rằng ngoài mức án phạt nghiệm minh dành cho chủ tàu cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Xét đến nguyên nhân tàu thủng và tàu chìm do nước tràn vào khoang tàu (nguyên nhân giả thiết 2), có thể do chất lượng kỹ thuật của tàu đã xuống cấp, cùng với sức nặng do chở quá tải dẫn đến nước tràn vào thân tàu nhanh không kiểm soát được khiến tàu chìm. Nếu đây chính là nguyên nhân do lỗi kỹ thuật của tàu thì nó hoàn toàn không phải là điều khó hiểu khi tàu này chưa được cấp phép và đã từng bị chìm. Nguyên nhân dẫn đến chìm tàu do kỹ thuật thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho người trực tiếp quản lý là không thể tránh khỏi. Cụ thể vi phạm điều 214 BLHS Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn: “Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủy mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác…”.

Việc nếu phương tiện giao thông chưa đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo an toàn nhưng người trực tiếp quản lý việc điều động tàu hoạt động chở khách (có thể là chủ tàu) vẫn cố tình đưa vào sử dụng để chở những du khách trong thời gian qua thì chủ tàu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 214: “Phạm tội gâu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.

Với các nhận định trên, chủ tàu không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà rất có thể bị truy cứu hình sự với hai tội danh quy định tại điều 212 và điều 214 BLHS. Nếu phạm cả 2 tội này thì chủ tàu sẽ phải đương đầu với mức hình phạt lên đến ba mươi năm tù. Trung tâm đăng kiểm tỉnh Đà Nẵng cũng khó thoát khỏi việc phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này nếu có việc tàu không đủ tiêu chuẩn để cấp phép hoạt động nhưng vẫn được đăng kiểm hoạt động từ 19/5/2016 đến tháng 11/2016 (lúc này việc đăng kiểm cho tàu sai quy định, trình tự thủ tục về việc đăng kiểm).

Cụ thể, ngày 10-5-2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 15/TT-BGTVT quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải ngang sông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-7-2012. Theo đó, mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn. Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải khách ngang sông có trách nhiệm từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.

Thanh Trầm (ghi)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm