Lý lẽ của HS khi phải đi xe máy tới trường và ý kiến phụ huynh

(Dân trí) - Sau hàng loạt bài viết về hiện tượng HS đi xe máy tới trường nhiều HS đã đưa ra lý do chống chế đó là dù biết sai nhưng các em vẫn buộc mình phải vi phạm luật để tiếp tục duy trì… sự học.

Lý lẽ của HS khi phải đi xe máy tới trường và ý kiến phụ huynh - 1

(Nguồn ảnh báo Lao Động)
 
Kinh can: kinhcan_8x_11@yahoo.com 

 

Vấn nạn hay vấn đề của xã hội? Với cường độ học như hiện nay 1 ngày 3 ca ở 3 nơi, bố mẹ thì phải đi làm kiếm tiền cho con đi học, xe buýt thì chật ních, đường thì tắc, vậy bỏ đi 2 lớp học thêm để có thể phải trở thành thất bại so với quan niệm của xã hội hay lấy xe máy đi học để đảm bảo thời gian sức khoẻ và có thể thành công cho bản thân?

 

hoài nam: huuhao.1994@gmail.com 

 

Em thấy rằng mặc dù đi xe máy dưới 18 tuổi là sai. Nhưng do hoàn cảnh bắt buộc nên chẳng còn cách nào khác. Nhà em thì rất xa. Trường thì đánh trống sớm. Học xong ở trường còn đi học thêm nữa. Nếu chấp hành đủ đội mũ bảo hiểm và tính cẩn thận thì chẳng sao. Nhiều người trên 18 tuổi còn đi ẩu hơn những học sinh đi xe máy.

 

Học sinh cấp 3:  hocsinhcap3@yahoo.com 

  

Nếu muốn tụi con không đi học xe máy tới trường thì xin nhà trường hãy làm ơn tổ chức các chuyến xe bus, hoặc xin các cơ quan chức năng vui lòng thiết lập hệ thống giao thông công cộng hợp lý. Để tụi con đến trường thuận tiện. Nhà tụi con xa đi xe đạp thực sự cũng không thật thuận tiện cho lắm.

 

Trong khi con em đưa ra lý lẽ về việc đi xe máy tới trường thì rất nhiều phụ huynh đã cùng đưa ra biện pháp ngăn chặn “vấn nạn” này với xã hội: 

 

Nguyễn Hoàng Anh:  hoangvinasat@gmail.com

 

Theo tôi chúng ta nên họp tất cả phụ huynh của các học sinh lại và cùng trao đổi, thống nhất không nên cho con em mình đi xe máy khi chúng chưa đủ tuổi.Vì quan trọng là ở nhà nếu phụ huynh không cho con em đi xe máy thì lấy đâu xe để học sinh đi. 

 

Đỗ Châu: domongchau@gmail.com

 

Ngoài những biện pháp giáo dục của nhà trường và gia đình nêu lên ở trên, cần vận động (và phạt khi không tự giác) những người giữ xe máy cho học sinh ở những khu vực gần trường. Việc này không khó vì các em còn trẻ và thường phải mặc đồng phục khi tới trường. Hơn nữa nhà trường phối hợp với lực lượng công an có thể cử người đi kiểm tra các nơi nhận giữ xe máy cho học sinh (vì ở ngay gần trường nên vấn đề này không khó khăn gì).

 

Hoàng Quốc Kỳ:  hoangquocky.bvmt@gmail.com 

 

Theo tôi các biện pháp đó cũng đã hiệu quả nhưng có thể ta sẽ in những câu: “Tôi sẽ không đi xe máy khi chưa đủ 18 tuổi” hoặc câu “Tôi sẽ đội mũ bảo hiểm lúc ngồi sau xe máy, tôi xin hứa !” hoặc như “Mẹ ơi ! đội mũ bảo hiểm cho con !”.... lên những bộ trang phục đến trường của các em ! Ý thức là sự nhắc nhở thường xuyên để tạo thành thói quen!

 

Reddragon144: manhhoxuatdong_sanlungtinhyeu108@yahoo.com

 

Thứ nhất là: gia đình (không cho đi xe máy thì lấy đâu ra chuyện học sinh đi xe máy)

 

Thứ hai là nhà trường: tuyên truyền giáo dục nếu cần dùng các biện pháp khác chế

 

Thứ ba :ý thức của từng học sinh (Đi xe buýt thì sao vừa tiết kiệm xăng vừa đỡ ô nhiễm môi trường).

 

Hoàng Vĩnh Nguyên: vifolklore@yahoo.com.vn

 

Cách hữu hiệu nhất là như sau:

 

- Xem lại luật, điều chỉnh hợp lí.

 

- Có quy định đặc biệt cho trường phổ thông (ví dụ, đang là học sinh phổ thông, dù thuộc diện đã được sử dụng nhưng một tuần cấm 6 ngày sử dụng).

 

- Ai vi phạm, tịch thu xe máy để hóa giá. Lực lượng chức năng bắt được, được hưởng 50% giá trị hóa giá (dù chưa bán được).

 

Cách làm này có lợi cho toàn xã hội về tất cả các mặt tinh thần cũng như vật chất.
 
Bách Linh