Lao động “lách luật” để hưởng chính sách hỗ trợ ở huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài:

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?

(Dân trí) - Tìm về những gia đình có tên lao động đăng ký thi tiếng Hàn Quốc theo diện “công dân huyện nghèo”. Chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ khi chủ hộ chìa Sổ hộ khẩu gia đình và khẳng định chưa từng nghe tên ai … “nhập” khẩu vào gia đình nhà mình như vậy.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Công văn của UBND huyện Tương Dương chỉ đạo công an, các xã, thị trấn kiểm tra vụ việc... liên quan đến thi tiếng Hàn Quốc.

Chủ hộ “bàng hoàng” khi gia đình ... có thêm thành viên mới

Chúng tôi tiếp tục có mặt tại xã Thạch Giám (huyện Tương Dương), là xã có số lao động tham gia thi tiếng Hàn Quốc vào năm 2012 là 17 trường hợp. Đây là một trong số những xã “điển hình” có nhiều lao động đăng ký thi nhất so với các xã còn lại trong toàn huyện. Tuy nhiên, khi mới nhìn vào danh sách những “công dân” của xã mình ông Vi Văn Hoài - Phó trưởng Công an xã này khẳng định: “Đây không phải là công dân của xã. Chắc là họ nhập khẩu vào thôi”.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Tại UBND xã Thạch Giám nơi có 17 lao động nhập khẩu theo bản danh sách. Tất cả số lao động này đều được Trưởng công an xã xác nhận đã nhập khẩu vào địa bàn xã, và lưu trữ tại hồ sơ của ban công an xã. Tuy nhiên khi chúng tôi xác minh thực tế tại những hộ gia đình người lao động đăng ký nhập khẩu lại hoàn toàn không có.

Ngay sau đó vị phó công an cùng Ban công an xã Thạch Giám tiến hành rà soát hồ sơ lưu trữ thì phát hiện toàn bộ số lao động trên từ các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương đã được nhập khẩu vào địa phương và lưu trữ tại cuốn đăng ký nhập khẩu. 

Người ký nhập khẩu cho họ là ông Lô Văn Tam - Trưởng công an xã Thạch Giám. Tại cuốn sổ này đều ghi rõ tên những chủ hộ mà các lao động đã được nhập khẩu. Tất cả đều trú tại bản Mon, xã Thạch Giám.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Gia đình anh Trần Văn Sơn (SN 1960) trú tại bản Mon, nơi có hai lao động là Trần Thị Nhật (SN 1992) và Phan Thị Thọ (SN 1989) đã nhập khẩu vào gia đình anh chủ hộ Trần Văn Sơn với quan hệ là cháu, lên đây đẩy sinh sống và làm nghề trồng trọt. Nhưng thực tế anh Sơn khẳng định là hoàn toàn không có.

Theo hồ sơ lưu trữ tại xã chúng tôi tìm đến gia đình ông Trần Văn Bình (SN 1936) trú tại bản Mon. Gia đình ông Bình có 1 người cháu là Trần Thị Hoa (SN 1992) là lao động đăng ký thi tiếng Hàn Quốc đã được nhập khẩu vào gia đình ông Bình cách đó nhiều năm, theo như hồ sơ lưu trữ tại ban công an xã. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi về chị Hoa, thì ông Bình khẳng định: “Các chú hỏi Hoa nào? Nhà chúng tôi chỉ có hai ông bà già ở với nhau, bà ấy mất rồi chỉ còn mỗi mình tôi. Tôi không có con cái, cháu chắt nào tên Hoa cả. Các anh tìm nhầm nhà rồi”.

Thấy chúng tôi nghi ngờ, ông Bình lấy cuốn sổ hộ khẩu của gia đình ra cho chúng tôi xem như để minh chứng cho lời của mình. Thật sự chúng tôi vô cùng bất ngờ khi không hề có tên chị Hoa trong cuốn Sổ hộ khẩu của gia đình ông Bình. Điều này trái ngược hoàn toàn với những lưu trữ tại ban công an xã mà vị trưởng công an đã xác thực. Rằng chị Trần Thị Hoa (SN 1992) nhập khẩu vào gia đình ông Trần Văn Bình, trú tại bản Mon, có quan hệ với chủ hộ là cháu.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Ngôi nhà của anh Sơn nơi hai lao động Trần Thị Nhật và Phan Thị Thọ đăng ký nhập khẩu. Nhưng trên thực tế hai lao động trên chưa bao giờ đến đây 1 lần nào.

Tiếp đó chúng tôi tìm đến gia đình anh Nguyễn Văn Hải (SN 1975) và chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1980). Nơi có hai lao động là Nguyễn Văn Khai (SN 1987) và Nguyễn Thị Trang (SN 1993) đã đăng ký nhập khẩu vào gia đình anh Hải với tên chủ hộ là Nguyễn Văn Hải, trú tại bản Mon.

Chúng tôi không thể tin nổi khi câu trả lời của chị Nguyễn Thị Hồng vẫn là: “Tôi không quen biết gì với hai người tên Khai và Trang mà các anh nói đến. Gia đình tôi cũng không có anh em họ hàng nào như vậy. Chắc các anh tìm lầm nhà”.

Quả thực khi xem trong cuốn sổ hộ khẩu của gia đình anh chị Hồng, tìm mãi cũng không hề có tên hai lao động Khai và Trang như lưu trữ tại Ban công an xã này. Khi PV đề cập đến tình trạng xuất hiện hai cái tên lạ hoắc trên, thì chủ hộ tỏ ra hoang mang vì gia đình mình bỗng dưng có thêm thành viên mới. Chúng tôi thì ngạc nhiên về sự trái ngược hoàn toàn giữa những hồ sơ lưu trữ, xác thực của công an xã và trên thực tế. Hai điều hoàn toàn trái ngược, cho thấy chắc chắn rằng đã có sự “tiếp tay” của chính quyền địa phương để “phù phép” cho số lao động trên trở thành “công dân huyện nghèo”.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Khi xem cuốn sổ hộ khẩu của gia đình anh Trần Văn Sơn chúng tôi không hề thấy có tên hai lao động là Nhật và Thọ.

Tiếp tục tìm đến gia đình anh Trần Văn Sơn (SN 1960) trú tại bản Mon, nơi có hai lao động là Trần Thị Nhật (SN 1992) và Phan Thị Thọ (SN 1989) đã nhập khẩu vào gia đình anh chủ hộ Trần Văn Sơn với quan hệ là cháu, lên đây đẩy sinh sống và làm nghề trồng trọt. Lại thêm một lần nữa chúng tôi nhận được câu trả lời tương tự như trên và trong cuốn sổ hộ khẩu của gia đình anh Sơn cũng không hề có tên hai lao động như vậy.

Đi thêm một số hộ gia đình khác, chúng tôi cũng nhận kết quả tương tự. Vậy là số lao động này chỉ nhập khẩu tại ban công an xã, và không được sự cho phép của gia đình chủ hộ, không thực sự sinh sống tại địa phương họ vẫn nghiễm nhiên trở thành “công dân huyện nghèo”. Và đã đủ thời gian cư trú, điều kiện cần thiết để tham gia thi tiếng, có cơ hội làm việc tại Hàn Quốc với tất cả những ưu đãi, hộ trợ dành cho lao động huyện nghèo thực.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Ông Trần Văn Bình (SN 1936) trú tại bản Mon khẳng định gia đình mình hoàn toàn không có bất cứ người cháu nào tên Hoa như công an xã đã xác nhận. Trong cuốn Sổ hộ khẩu của gia đình ông Bình cũng không hề có tên người cháu là Hoa.

Tất cả đều là lao động ...  "lách luật"

Sau khi tìm hiểu thông tin tại các xã, để làm rõ hơn vấn đề chúng tôi có buổi làm việc với ông Kha Đình Phê - Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Tương Dương. Ông Kha Đình Phê cho biết: “Khi có danh sách các lao động tham gia thi tiếng Hàn Quốc như trên. Sau khi rà soát chúng tôi thấy rằng đa phần số lao động trên là số lao động xin được nhập khẩu vào địa phương để được ưu tiên thi tiếng và có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc. Số lao động này không phải do huyện chiêu sinh”.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Người mẹ trẻ này phải đưa các con mình ra bờ suối tại địa bàn xã Yên Tĩnh để đãi vàng mong một ngày kiếm được 30 - 50 ngàn đồng lo cái ăn cho các con.

Ông Kha Đình Phê cũng cho biết thêm: Sau khi có chủ trương của Chính phủ chúng tôi thực hiện chiêu sinh trên địa bàn. Những lao động nào có nhu cầu, nguyện vọng được đi làm việc tại nước ngoài nếu đủ điều kiện sẽ được đưa xuống trung tâm giới thiệu việc làm của Nghệ An để được đào tạo. Sau các kỳ sát hạch, kiểm tra về trình độ văn hóa, tay nghề, và thi tiếng sẽ được hưởng các chế độ chính sách theo đúng quy định của pháp luật và sang nước ngoài làm việc.

Ngay sau khi phát hiện sự việc Ban thường vụ huyện Tương Dương cũng đã giao cho chúng tôi phối hợp với công an huyện rà soát số lao động trên để xác minh sự việc. Chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người lao động ở huyện nghèo không thể để các đối tượng khác lợi dụng mà làm sai trái như vậy.

Khi tiến hành xác minh Công an huyện Tương Dương đã làm rõ. Tất cả số lao động trên đều nhập khẩu trái phép vào địa bàn huyện Tương Dương để được hưởng chế độ của nhà nước dành cho lao động huyện nghèo sang nước ngoài làm việc.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
Trong khi đó thực sự còn rất nhiều lao động là người địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn vô cũng khó khăn. 

Về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Văn Hùng - Trưởng công an huyện Tương Dương cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành xác minh làm rõ tại tất cả địa bàn xã nơi có lao động đăng ký nhạp khẩu, tạm trú tạm. Hầu hết số lao động này đều nhập khẩu không đúng theo quy định. Chúng tôi sẽ báo cáo với Ban thường vụ huyện và đề xuất hình thức kỷ luật nghiêm đối với những cá nhân làm sai quy định”.

Ông Vi Tân Hợi - PCT UBND huyện Tương Dương cho biết: “Trước thực trạng những lao động ở các huyện khác nhập khẩu vào địa bàn các xã khó khăn thuộc huyện Tương Dương để được hưởng các chế độ chính sách. UBND huyện đã giao cho Công an huyện tiến hành xác minh làm rõ, có hình thức kỷ luật đối với những cá nhân làm sai. Đồng thời phổ biến cho chính quyền địa phương các xã về thực trạng trên. Không để tình trạng trên tiếp tục tái diễn”.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?
 Ông Vi Tân Hợi - PCT UBND huyện Tương Dương cho biết: “Sau khi công an huyện vào cuộc xác minh thì tất cả số lao động trên đều nhập khẩu, tạm trú vào địa bàn huyện để hưởng các chế độ chính sách cho lao động làm việc tại nước ngoài”.

Như vậy, biết được chủ trương chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người lao động các huyện nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Những lao động tại các huyện khác đã tìm cách “lách luật” dưới sự “tiếp tay” của chính quyền địa phương để nghiễm nhiên hưởng chế độ của “lao động huyện nghèo”. Điều này khiến chủ trương chính sách của Nhà nước đi ngược lại với thực tế, gây bất bình trong dư luận.

Thiết nghĩ đây cũng là một bài học sâu sắc cần rút kinh nghiệm của UBND huyện Tương Dương nói riêng và các huyện nghèo khác nói chung. Để chủ trương chính sách của nhà nước thực hiện đúng thực tế. Để người lao động nghèo thực sự được hưởng chính sách của đảng, nhà nước và thoát nghèo bền vững.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này

Nguyễn Phê - Nguyễn Tình 




Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm