Lao động “lách luật” để hưởng chính sách hỗ trợ ở huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài:

Kỳ I: Lao động “ồ ạt” về huyện nghèo

(Dân trí) - Năm 2012, Bộ LĐTBXH dành toàn bộ chỉ tiêu trong nghành nông nghiệp sang Hàn Quốc làm việc cho các huyện nghèo. Cũng chính vì nguyên nhân này một làn sóng “di cư ngầm” của lao động ở các huyện khác bắt đầu ồ ạt tràn về huyện nghèo Tương Dương.


 Lao động “ồ ạt” về huyện nghèo.

Để có thể được hưởng chế độ chính sách dành cho lao động tại những huyện nghèo khi làm việc tại nước ngoài. Hàng loạt lao động ở các địa phương khác đã “ồ ạt” xin nhập khẩu vào huyện nghèo. Dưới sự “tiếp tay” của chính quyền địa phương những lao động này đã ngang nhiên chiếm đoạt quyền lợi chính đáng của những lao động nghèo thực sự.

Giấc mơ đổi đời từ đề án thoát nghèo

Nhằm nâng cao chất lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững. Với tổng kinh phí của dự án là 4.715 tỷ đồng được lấy từ nguồn ngân sách Trung ương.

Kỳ I: Lao động “ồ ạt” về huyện nghèo
Kỳ I: Lao động “ồ ạt” về huyện nghèo
Bản danh sách gồm 112 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc. Số lao động này đều đăng ký là lao động tại huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An. Tuy nhiên đa phần trên thực tế số lao động trên chỉ đăng ký tạm trú, nhập khẩu nhưng thực chất không làm ăn sinh sống tại đây.

Dự án được triển khai trong 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ băn 2009 - 2010 thí điểm đưa 10.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó khoảng 80% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số góp phần giảm 8.000 hộ nghèo, tương đương 2,8% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo trên cả nước.

Giai đoạn 2: từ năm 2011 - 2015 sẽ đưa 50.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó sẽ góp phần giảm được 45.000 hộ nghèo thuộc 61 huyện trên cả nước, tương đương 15,6 % số hộ nghèo thuộc 61 huyện này. Giai đoạn 2016 - 2020, sẽ tăng thêm 15% số lao động đi làm việc ở nước ngoài so với giai đoạn từ năm 2011 - 2015, góp phần giảm thêm 19% số hộ nghèo thuộc 61 huyện trên cả nước.

Kỳ I: Lao động “ồ ạt” về huyện nghèo
Tại xã Yên Thắng, huyện Tương Dương nơi có 12 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc có tên trong bản danh sách. Khi ban công an xã tiến hành rà soát hồ sơ của 12 người này đều không thấy tên trong sổ đăng ký của địa phương.

Đối tượng được hưởng chính sách là người lao động tại các huyện nghèo, hoặc cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo của cả nước. Theo đó những đối tượng này sẽ được hỗ trợ nâng cao trình độ văn hóa, trong đó nếu lao động tham gia xuất khẩu sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí, tài liệu học tập. Hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại học tập, trang cấp ban đầu như chế độ áp dụng đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Thêm vào người lao động ở các huyện nghèo nếu tham gia xuất khẩu lao động còn được hỗ trợ 100% kinh phí trong quá trình học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết nếu người lao động thuộc diện hộ nghèo dân tộc thiểu số. Các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo sẽ được hộ trợ 50% số chi phí trên. Đặc biệt nếu người lao động thuộc diện hộ nghèo, dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ thêm tiền ăn 40.000 đồng/ngày/người, tiền ở với mức 200.000 đồng/người/tháng. Cùng các chế độ khác như đi lại, trang cấp đồ dùng cá nhân …

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc nhưng chỉ đăng ký tạm trú, nhập khẩu nhưng thực chất không làm ăn sinh sống tại đây.

Khi được đi xuất lao động tại nước ngoài những lao động tại đây còn được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. Thêm vào đó nếu thuộc diện đối tượng được nêu trên sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác, tất cả được quy định rõ tại Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy với đề án này lao động ở các huyện nghèo không những được đào tạo về trình độ văn hóa, đảm bảo các tiêu chí ban đầu nếu muốn đi xuất khẩu ở nước ngoài. Hơn thế nữa họ còn được đào tạo nghề nghiệp, trình độ lao động để tăng thu nhập nếu được sang nước ngoài làm việc.

Ngay từ khi đề án được phê duyệt hàng chục ngàn lao động ở các huyện 61 huyện nghèo vui mừng phấn khởi vì nhờ chế độ chính sách của Nhà nước. Giấc mơ đổi đời nhờ đi xuất khẩu lao động chưa bao giờ gần đến thế đối với họ như bây giờ.

Những lao động thuộc các huyện nghèo trước đây chưa có đủ trình độ, tiêu chí cơ bản, điều kiện tài chính xem đây là cơ hội tốt nhất cho họ. Để có thể mở cánh cửa mới thực sự thoát được cái nghèo, cái đói đeo bám đời đời kiếp kiếp.

Lao động...“trên trời rơi xuống”?

Trong số 61 huyện nghèo được hưởng chính sách ưu đãi đối với người lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài theo Quyết định này có huyện miền núi Tương Dương tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tại đây còn nhiều bất cập khiến chế độ chính sách của Nhà nước bị “sai lệch” so với mục tiêu ban đầu đưa ra. Những lao động thực sự là người địa phương có thể được hưởng chế độ ưu đãi của đề án là vô cùng hữu hạn. Trong khi đó số lao động mới nhập cư “hợp pháp” lại chiếm phần đại đa số.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
 Ông Thái Trung Giáp - Trưởng công an xã Xá Lượng cho biết: Khi lao động đến đăng ký nhập khẩu đầy đủ thủ tục thì chúng tôi phải nhập khẩu cho họ dù biết chỉ là đến để hưởng dự án. 

Năm 2012, Bộ LDDTBXH dành toàn bộ chỉ tiêu trong nghành nông nghiệp sang Hàn Quốc làm việc cho các huyện nghèo. Đối tượng được hưởng chế độ chính sách này là người lao động làm nông nghiệp có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện nghèo đủ 12 tháng trở lên. Đây là một trong những điều kiện kiên quyết để người lao động có cơ hội làm việc tại Hàn Quốc theo chỉ tiêu Bộ LĐTBXH. Cũng bắt nguồn từ chính điều kiện này dòng người lao động bắt đầu “ồ ạt” nhập cư vào huyện nghèo này một cách bất thường?.

Theo danh sách thi tiếng Hàn Quốc vào năm 2012, trong tổng số 112 lao động trên địa bàn huyện nghèo Tương Dương đa phần là những lao động nhập cư theo diện “dự án”. Thực tế, họ là những lao động trước đó cư trú tại các địa bàn như huyện Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc … Tuy nhiên, từ khi dự án được triển khai thì số lao động có nhu cầu làm việc tại nước ngoài này lại “ồ ạt” nhập cư vào huyện nghèo vùng núi Tương Dương. Với thời hạn nhập cư đều đã trên 12 tháng.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
Tại địa bàn xã xá Lượng nơi có 17 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc, qua kiểm tra ban công an xã cũng xác minh được 3 trong số 17 trường hợp trên không phải là người địa phương. Hoặc có đăng ký tạm trú, nhập khẩu tại địa phương. Những lao động này bỗng “từ trên trời rơi xuống”.

Được sự “tiếp tay” của lãnh đạo chính quyền địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau những lao động này nghiễm nhiên trở thành lao động cư trú lâu năm. Và sau đó với những văn bản xác nhận đã cư trú trên 12 tháng thì những công dân này đã thành đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo Quyết định 71/QĐ-TTg.

Theo danh sách số lao động thi tiếng Hàn Quốc tại huyện Tương Dương vào năm 2012 có tổng số 112 người. Trong đó tập trung tại các xã như Nga My, Tam Quang, Thạch Giám, Yên Thắng, Xá Lượng, Yên Tĩnh … Qua quá trình tìm hiểu được biết đây hầu hết là những lao động nhập cư. Đại đa số đều không thực sự sinh sống làm việc tại địa phương nơi họ đăng ký nhập khẩu.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
Tại địa bàn xã Yên Tĩnh sau khi chúng tôi làm việc với ban công an xã thì xác minh được trong số 10 lao động có tên ở danh sách chỉ có thực 4 người là nhập khẩu vào địa phương.

Tại xã Yên Thắng, có 12 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc có tên trong bản danh sách. Tuy nhiên, sau khi UBND xã kiểm tra thì mới phát hiện số lao động này thực chất không phải là con em, mà là người từ nơi khác đến sinh sống tại địa phương. Khi ban công an xã tiến hành rà soát hồ sơ của 12 người này đều không thấy tên trong sổ đăng ký của địa phương.

Ông Vi Xuân Phóng - Văn phòng UBND xã Yên Thắng cho biết: “Trong bản danh sách có những người mang họ Đinh, Trịnh, Nguyễn thì trên địa bàn xã chúng tôi thực sự không có những họ như vậy. Sau khi có ý kiến từ huyện UBND xã đã giao cho ban công an xã tiến hành rà soát thì cũng không thấy tên những người này trong sổ nhập khẩu. Số lao động trên thực sự không phải là người địa phương. Họ cũng không làm ăn sinh sống tại địa phương”.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
 Những cuốn Sổ hộ khẩu có ghi tên lao động nhập khẩu vào địa bàn xã Xá Lượng nhưng thực chất họ không sinh sống làm việc tại đây.

Tại xã Xá Lượng nơi có 17 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc, qua kiểm tra ban công an xã cũng xác minh được 3 trong số 17 trường hợp trên không phải là người địa phương, hoặc có đăng ký tạm trú tại địa phương. Những lao động này bỗng “từ trên trời rơi xuống”. Chỉ khi có danh sách từ UBND huyện chuyển xuống ban công an xã mới biết được rằng trên địa phương mình có số lao động này.

Ông Thái Trung Giáp - Trưởng công an xã Xá Lượng cho biết: “Sau khi nhận được công văn của huyện chúng tôi đã rà soát và xác định trong số những lao động này có 3 người không phải ở địa phương. Gồm Nguyên Văn Hải (SN 1988), Lương Thế Mạnh (SN 1982) và Trần Xuân Thành (SN 1977). Còn những lao động còn lại đều có hộ khẩu tại địa phương lưu rõ ngày nhập khẩu. Tuy nhiên trong số đó cũng có một số trường hợp nhập khẩu nhưng hiện tại không sinh sống tại địa phương”.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
Bản danh sách gồm 112 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc. Số lao động này đều đăng ký là lao động tại huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An. Tuy nhiên đa phần trên thực tế số lao động trên chỉ đăng ký tạm trú, nhập khẩu nhưng thực chất không làm ăn sinh sống tại đây.

Cũng theo ông Giáp, trước đó không biết rằng dự án hỗ trợ cho lao động huyện nghèo được triển khai. Nhưng trong quá trình nhập khẩu của các gia đình chúng tôi đều kiểm tra rất chặt chẽ. Tuy nhiên, một số lao động có bà con ở đây, họ có đầy đủ thủ tục giấy tờ liên quan. Nên dù biết rằng đến đây nhập khẩu có thể chỉ là hình thức nhưng chúng tôi cũng bắt buộc phải nhập khẩu cho họ vì đó là quyền lợi của công dân.

Số lượng những lao động này sau khi được “nhập khẩu’ và có đủ thời gian cư trú đảm bảo hồ sơ sẽ được xét duyệt và tham gia thi tiếng Hàn Quốc theo diện công dân của huyện nghèo. Để có tên trong danh sách thi tiếng Hàn Quốc vào năm 2012, thì chắc chắn những lao động này phải có đầy đủ giấy tờ thủ tục liên quan chứng minh rằng mình là công dân thuộc huyện nghèo, hoặc có thời gian cư trú trên 12 tháng tại các huyện này.

Tại địa bàn xã Yên Tĩnh sau khi chúng tôi làm việc với ban công an xã thì xác minh được trong số 10 lao động có tên ở danh sách chỉ có thực 4 người là nhập khẩu vào địa phương. Sáu lao động còn lại chỉ thực hiện tạm trú tại địa phương, đến thời điểm hiện tại họ đều không sinh sống tại đây nữa. Tại thời điểm đăng ký tạm trú cũng không ghi rõ nơi ở nên để xác minh xem thực họ có sinh sống tại địa phương hay không là một vấn đề vô cùng khó khăn.

Nhiều xã ở miền núi biên giới Tương Dương có số 
 Sau khi tiến hành rà soát hồ sơ, tất cả số lao động trên đều là người nhập khẩu vào địa phương để được hưởng các chế độ chính sách.

Như vậy số những lao động, công dân từ “từ trên trời rơi xuống”, hay chỉ đến đăng ký tạm trú tại địa phương mà không thực chất sinh sống làm việc tại nơi mình đăng ký tạm trú. Nhưng để những lao động này có tên trong danh sách thi tiếng Hàn Quốc thì một điều chắc chắn rằng họ phải có đầy đủ thủ tục giấy tờ liên quan để chứng minh rằng mình đã sinh sống, cư trú tại địa phương theo đúng quy định đề ra. 

Như vậy, họ phải đến đăng ký tại địa phương trước năm 2012. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi đa phần trong số những lao động này nếu được đăng ký tạm trú đều được ghi vào năm 2010 hoặc 2011 để họ đủ tiêu chuẩn thuộc diện “công dân hộ nghèo”. Vậy lao động đã lách luật, hay có bàn tay “tiếp ứng” từ chính quyền địa phương để có thể hưởng những chính sách dành cho lao động huyện nghèo.

Kỳ II: Chính quyền có tiếp tay cho cho lao động “lách luật”?

Nguyễn Phê - Nguyễn Tình 


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm