Hà Nội:

Hàng chục nghìn m2 đất dưới gầm đường cao tốc trên cao bị “xẻ thịt”

(Dân trí) - Bộ Giao thông Vận tải đã có Thông tư cấm sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi kinh doanh, dừng đỗ xe. Nhưng thực tế hàng ngày vẫn có hàng chục nghìn m2 đất thuộc gầm đường cao tốc trên cao của Hà Nội bị “xẻ thịt” công khai mà không bị xử lý.

Sau nhiều năm tồn tại “ký sinh” dưới gầm cầu đường bộ, trong những ngày đầu năm 2013, một số bãi trông giữ xe gầm cầu vượt Ngã tư Vọng, Ngã tư Sở, đầu cầu Chương Dương đã bị cơ quan chức năng “xóa sổ” để trả lại cảnh quan, đẩy lùi nguy cơ cháy nổ đe dọa sự an toàn của hàng nghìn người dân sinh sống xung quanh.
 
Gầm cầu vượt nút giao thông Mai Dịch
Gầm cầu vượt nút giao thông Mai Dịch bị biến thành nơi trông xe

Khi những điểm nóng cũ liên quan đến việc chiếm dụng diện tích đất gầm cầu vượt vừa bị giải tỏa, đã có vô số điểm nóng mới phát sinh với tốc độ chóng mặt dưới chân cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì, cùng hàng km gầm đường cao tốc trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm - Nguyễn Xiển đang bị các tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích kiếm lời hàng tỷ đồng mỗi tháng mà vẫn “bình an vô sự”.

Từ nhiều năm qua, người dân đi qua khu vực cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì đã rất quen với hình ảnh hàng chục nghìn m2 đất gầm cầu được chia thành từng lô, được phân chia ranh giới bằng những tường rào thép làm bãi trông xe khách, xe tải chờ nhập hàng hoặc chờ vào bến chạy tuyến.
 
Hàng chục nghìn m2 gầm cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì bị ngăn cách
Hàng chục nghìn m2 gầm cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì bị ngăn cách
thành nhiều khoang trông giữ xe ôtô
 
Vì diện tích “xẻ thịt” được quá rộng, nhiều bãi gửi xe còn tận dụng làm nơi rửa và sửa chữa ôtô để tăng thu nhập. Có mặt tại cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì chiều 25/2/2013, PV Dân trí đã ghi nhận sự tồn tại của các bãi xe do Công ty khai thác điểm đỗ (Tổng Công ty vận tải Hà Nội) quản lý, cùng những bãi xe tư nhân hoạt động từ thời điểm thông xe tuyến vành đài 3 - cầu Thanh Trì.
 
Trong khi đó, tại điều 10 Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải đã quy định rõ: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường”.
 
Gầm đường cao tốc trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm - Nguyễn Xiển
Gầm đường cao tốc trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm - Nguyễn Xiển
bị biến thành bãi trông xe nhiều năm qua

Cách cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì chưa đầy 1m, hàng chục nghìn m2 đất dưới đường cao tốc trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm - Nguyễn Xiển (chạy qua khách sạn Mường Thanh) cũng chịu cảnh bị “xẻ thịt” không thương tiếc. Giống như đoạn gầm cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì, tại đây cũng tồn tại song song bãi xe do Công ty khai thác điểm đỗ và bãi trông xe do tư nhân lập ra mà không rõ đơn vị nào cấp phép.

Việc các bãi xe tồn tại công khai suốt thời gian dài chưa bị xử lý chính “động lực” để nhiều tổ chức, hoặc cá nhân mạnh dạn “xẻ thịt” hàng nghìn m2 đoạn đầu đường Nguyễn Xiển. Với tốc độ “xẻ thịt” như hiện nay, nếu cơ quan quản lý giao thông vận tải của Hà Nội không có biện pháp ngăn chặn, có thể chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ diện tích dưới đường cao tốc trên cao sẽ bị biến thành hàng trăm nghìn bãi gửi xe lớn, nhỏ đe dọa an ninh, an toàn cháy nổ, gây mất cảnh quan đô thị của thành phố.
 
Nhiều bãi trông xe tự phát tồn tại và hoạt động công khai gây bức xúc dư luận
Nhiều bãi trông xe tự phát tồn tại và hoạt động công khai gây bức xúc dư luận

Trước khi Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ra đời, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ cũng nêu rõ hình thức xử phạt: “Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi buôn bán, dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ…”.

Khi các cơ quan quản lý giao thông vận tải của Hà Nội chưa có biện pháp giải quyết triệt để các bãi gửi xe ở gầm cầu vượt, hàng ngày người dân Thủ đô vẫn phải tiếp tục “sống chung” với rủi ro khó lường đang tiềm ẩn ở các bãi gửi xe với số lượng lên đến hàng trăm nghìn chiếc. Người dân Thủ đô đang đặt ra dấu hỏi, nếu xảy ra cháy nổ tại các bãi gửi xe thì cơ quan nào sẽ đứng ra gánh chịu thiệt hại về người và của?.
 
Rủi ro cháy nổ luôn tiềm ẩn trong các bãi gửi xe nằm giữa trung tâm Thủ đô 
Rủi ro cháy nổ luôn tiềm ẩn trong các bãi gửi xe nằm giữa trung tâm Thủ đô 

Câu trả lời xin chuyển đến lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, cùng các cơ quan quản lý giao thông vận tải của TP. Hà Nội!.

Dưới đây là những hình ảnh PV Dân trí ghi nhận việc hàng chục nghìn m2 đất bị “xẻ thịt” vào chiều 25/2/2013:
 
Nhiều bãi xe tư nhân tồn tại song song với bãi xe do Công ty khai thác điểm


Nhiều bãi xe tư nhân tồn tại song song với bãi xe do Công ty khai thác điểm


Nhiều bãi xe tư nhân tồn tại song song với bãi xe do Công ty khai thác điểm
Nhiều bãi xe tư nhân tồn tại song song với bãi xe do Công ty khai thác điểm đỗ

Thông tư của Bộ Giao thông Vận Tải nghiêm cấm việc sử dụng gầm cầu
Thông tư của Bộ Giao thông Vận Tải nghiêm cấm việc sử dụng gầm cầu
làm nơi kinh doanh, nhưng các bãi gửi xe vẫn ngang nhiên tồn tại ở khu Pháp Vân

Nhiều bãi trông xe tự phát tồn tại và hoạt động công khai gây bức xúc dư luận


Toàn bộ diện tích gầm đường cao tốc trên cao đoạn Linh Đàm - Nguyễn Xiển
Toàn bộ diện tích gầm đường cao tốc trên cao đoạn Linh Đàm - Nguyễn Xiển
bị trưng dụng làm các bãi gửi xe

Rất nhiều bãi gửi xe mới đang được hình thành ở đầu đường Nguyễn Xiển


Rất nhiều bãi gửi xe mới đang được hình thành ở đầu đường Nguyễn Xiển
Rất nhiều bãi gửi xe mới đang được hình thành ở đầu đường Nguyễn Xiển

Gầm đường cao tốc đoạn đi qua khách sạn Mường Thanh bị tận dụng làm bãi để xe
Gầm đường cao tốc đoạn đi qua khách sạn Mường Thanh bị tận dụng làm bãi để xe


Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Bài, ảnh: Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm