Hà Nội: “Băm nát” một khúc sông Hồng

(Dân trí) - Hình ảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, đỏ nặng phù sa có lẽ sẽ trở thành dĩ vãng đi vào thơ ca, khi mà từng giờ từng ngày nó bị “bức tử” đến mức thô bạo, bởi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một số cấp chính quyền sở tại nơi con sông này chảy qua.

Vé bán vào cửa bãi đá
Vé bán vào cửa bãi đá
 
“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”

Theo chân một người dân từng nhiều năm sinh sống trên địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, nơi con sông Hồng uốn lượn chảy qua, chúng tôi đã có dịp được chứng kiến tận mắt những chiêu thức “bức tử” dòng sông này của một số nhóm người với thế lực vô hình che chắn giúp họ mạnh tay đẩy nhanh quá trình lấp dòng, “rút ruột” hút cát lòng sông, tàn phá môi trường.

Men theo con ngõ 264 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, chúng tôi tới một nơi được nhiều bạn trẻ Hà Thành tìm đến chụp ảnh, vui chơi: Bãi đá sông Hồng. Bãi đá đẹp giữa dòng sông này cũng mang một cái tên khác khiến nhiều người phải ớn lạnh: Bãi đá tử thần, bởi năm nào ở đây cũng phải có vài mạng người chết do lún sụt cát lòng sông. Dù cho ngay sát cạnh bãi đá, có tấm biển cảnh báo “UBND phường Nhật Tân: thông báo khu vực nguy hiểm, cấm bơi lội, tắm giặt”.

Hiểm nguy nơi sông nước “hà bá” luôn rình rập là vậy, nhưng không hiểu vì sao nơi đây vẫn tổ chức quy củ việc bán “Vé ngắm cảnh Bãi đá” với giá 10.000 đồng/lượt; 200.000 đồng/cặp chụp ảnh cưới; 10.000 đồng/1 vé gửi xe máy. Để hút khách, nhiều lều lán, tiều cảnh, công trình kiên cố được đơn vị bán vé dựng lên ngay tại khu vực lòng sông!? Chính điều này khiến nhiều người dân không khỏi thắc mắc: Ai đã cấp phép cho điểm kinh doanh du lịch bãi đá sông Hồng? Phải chăng chính quyền sở tại nơi đây “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, thấy chết mà vẫn làm ngơ?
 
Anh1: Bãi đá được đầu tư xây dựng nhiều công trình kiên cố ngay tại lòng song
 Bãi đá được đầu tư xây dựng nhiều công trình kiên cố ngay tại lòng song
 
Ảnh 2: Xe tải vào đổ chạc lấp dòng chảy của sông Hồng tại khu vực cuối ngõ 264 Âu cơ
Xe tải vào đổ chạc lấp dòng chảy của sông Hồng tại khu vực cuối ngõ 264 Âu cơ
Ảnh 3: Máy ủi, xúc vào san gạt ngay khi xe tải đổ chạc rời đi
Máy ủi, xúc vào san gạt ngay khi xe tải đổ chạc rời đi
Ảnh 5: bãi tập xe được đầu tư hạ tầng rất tốt của Cty Toàn Hiển tại ngõ 464 Âu cơ
Bãi tập xe được đầu tư hạ tầng rất tốt của Công ty Toàn Hiển tại ngõ 464 Âu cơ

tư đổ lấp dòng, ầm ầm “rút ruột” lòng sông

Cách Bãi đá tử thần không xa, lại là một đại công trường lấp sông Hồng ngày và đêm. Nói không ngoa, bởi chỉ đứng ở đây ít phút chúng tôi đếm được có tới hàng chục chuyến xe tải lớn nhỏ chở đầy đất cát, gạch vụn, phế thải xây dựng chạy nát đường ngõ, hối hả trút ben đổ chạc. Khi xe tải rút đi, đội hình máy ủi, máy gầu xúc lao vào san gạt lấp dòng sông với diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông trước sự bất lực của chính quyền phường Nhật Tân!? Bởi lẽ, ngay đoạn giữa ngõ 264 có một trạm gác rào chắn barie được chính quyền phường, quận Tây Hồ lập ra cử người canh gác nhưng cũng chỉ để cho có, còn xe đổ chạc vẫn vô tư vào ra.

Rời ngõ 264, chúng tôi có mặt tại ngõ 464 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ để tiếp tục ghi nhận những chiêu thức “bức tử” dòng sông trước sự thờ ơ đến vô cảm của cấp chính quyền sở tại nơi đây. Đi từ đầu ngõ xuống sông khoảng vài trăm mét, đập vào mắt chúng tôi là một bãi tập lái xe hoành tráng với đầy đủ công trình kiên cố, thiết bị phụ trợ mang tên Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Toàn Hiền. Liên quan đến bãi xe tập xe không phép này, vào trung tuần tháng 3/2013, lãnh đạo Tổng Cục đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội đã lên tiếng cần phải dẹp bỏ nhưng đến nay bãi tập xe không phép, xây dựng trái phép khu vực ngoài đê này vẫn ngang nhiên tồn tại như một sự thách thức cơ quan chức năng.

Tiếp tục xuôi xuống tận cuối ngõ 464, là cảnh khai thác “tàn sát” khai thác bãi bồi ven sông Hồng khi nước cạn. Những chiếc máy gầu xúc đang rầm rú múc đất đổ vào thùng ben, tạo nên hàng chục hố sâu và rộng như thể những "hố bom" giữa thời bình!

Ảnh 6, Ảnh 7: Thùng, đấu được tạo nên bởi hoạt động khai thác đất phù sa bãi bồi ven sông trái phép

 Thùng, đấu được tạo nên bởi hoạt động khai thác đất phù sa bãi bồi ven sông trái phép
 Thùng, đấu được tạo nên bởi hoạt động khai thác đất phù sa bãi bồi ven sông trái phép

Cát tặc hoành hành gần chân cầu Nhật Tân

Cát tặc hoành hành gần chân cầu Nhật Tân
Cát tặc hoành hành gần chân cầu Nhật Tân
Xe tải chở chạc lấp sông quần nát ngõ 264
Xe tải chở chạc lấp sông quần nát ngõ 264

Hòa trong mịt mù khói bụi của từng đoàn xe tải chở đất phù sa, tiếng máy tàu hút cát dưới lòng sông Hồng nổ vang rền. Dường như có những thế lực vô hình “bảo kê” cho nạn cát tặc tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân nên hoạt động “rút ruột” lòng sông diễn ra ngang nhiên giữa ban ngày.

Tại thời điểm 9 giờ sáng ngày 17/5, ngay sát với chân móng trụ cầu Nhật Tân phần tiếp giáp bờ khu bờ Nam sông Hồng đoạn qua địa phận phường Phú Thượng đã có tới ba chiếc tàu lớn với những họng hút công suất “khủng” được cắm thẳng xuống lòng sông và dữ dội phun cát lên bờ. Nạn cát tặc hoành hành dưới chân cầu Nhật Tân mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào từ phía các cơ quan chức năng đã làm cho dòng chảy của dòng sông thay đổi, âm thầm hủy hoại cây cầu Nhật Tân trị giá nghìn tỷ!
 
Toàn ảnh bãi đá thu vé tự phát nhưng mang quy mô dáng dấp một khu sinh thái
Toàn ảnh bãi đá thu vé tự phát nhưng mang quy mô dáng dấp một khu sinh thái

Tại buổi làm việc với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân Nguyễn Quang Ngọc thừa nhận những gì báo chí về hiện tượng đổ chạc lấp sông, lấn dòng, các công trình xây dựng vi phạm Luật đê điều, đất bãi ven sông là có cơ sở. Việc bán vé thăm quan bãi đá diễn ra trong một thời gian dài, quy mô xây dựng lớn, chính quyền phường hoàn toàn biết nhưng lại không có động thái quyết liệt dẹp bỏ. Một lần nữa “quả bóng” trách nhiệm lại được ông Ngọc “đá” sân Công an phường Nhật Tân: “Việc này UBND phường đã nắm được và giao cho công an phường xử lý đối với việc thu phí trái phép, kinh doanh trái phép tại khu vực bãi đá” - ông Ngọc cho biết.

Liên quan đến vấn đề xử lý các công trình xây dựng sai phép khu vực ngoài đê, bãi bồi ven sông, ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết hiện “khu vực ngoài đê bối thành phố chưa cắm mốc giới phân định đâu là dòng chảy thoát lũ, đâu là khu vực đất bãi, nên phải giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm các hành vi xâm phạm bãi bồi, dòng chảy”. Nhưng trên thực tế đã có quá nhiều công trình sai phạm được “bật đèn xanh” ngang nhiên tồn tại khu vực ngoài đê trên địa phường Nhật Tân, khiến dư luận không khỏi hoài nghi: Ai đang “bảo kê” cho những sai phạm này?
 
Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND quận Tây Hồ cần khẩn trương vào cuộc xác minh làm rõ vụ việc này.
 
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thong tin về vụ việc trên.
 
 
Ban Bạn đọc

 

 

 

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm