Nghệ An:

Dự án làm nhà hạt giao thông: Người dân mỏi mòn chờ tiền đền bù

(Dân trí) - Mặc dù, quyết định đền bù đã có được hơn 2 tháng, nhưng đến nay một số hộ dân ở Bản Na Niếng, xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) vẫn chưa nhận được tiền từ dự án đường Tây Nghệ An giai đoạn 2.

Nhiều diện tích cây cối của dân đã bị ủi bay.
Nhiều diện tích cây cối của dân đã bị ủi bay.

Mặc dầu chưa đền bù cho dân nhưng nhà đầu tư đã san lấp mặt bằng.
Mặc dầu chưa đền bù cho dân nhưng nhà đầu tư đã san lấp mặt bằng.
 
Trong đơn thư gửi báo điện tử Dân trí của các hộ dân bản Na Niếng cho biết: Đã mấy tháng nay, mảnh đất của bản đã bị nhà đầu tư (dự án xây dựng nhà Hạt giao thông thuộc Sở GTVT Nghệ An) cho xe vào ủi, san lấp mặt bằng khi chưa có được sự đền bù nào xứng đáng. 

Theo tìm hiểu tuyến đường Tây Nghệ An giai đoạn 2, là tuyến đường nối từ Quế Phong sang Kỳ Sơn (tuyến đường biên giới-PV). Tuyến đường kéo dài qua các thôn, bản của 2 huyện, dự án thi công đến nay đã được 3 năm, nhưng công trình vẫn đang còn nằm ngổn ngang. Gây nhiều khó khăn cho người dân, đặc biệt là các hộ có đất được đền bù mà vẫn chưa được nhận tiền.

Ngày 22/11/2013, UBND huyện Quế Phong đã có quyết định đền bù cho các hộ gia đình ở bản Na Niếng với số tiền hơn 900 triệu đồng. Trong đó số tiền bồi thường cây cối, hoa màu là 509 triệu đồng, bồi thường đất trồng cây lâu năm hơn 394 triệu đồng.
Đã mấy tháng nay, người dân Na Niếng dài cổ chờ đền bù, dù số tiền đền bù chưa đến 1 tỷ đồng.
Đã mấy tháng nay, người dân Na Niếng dài cổ chờ đền bù, dù số tiền đền bù chưa đến 1 tỷ đồng.
Đã mấy tháng nay, người dân Na Niếng dài cổ chờ đền bù, dù số tiền đền bù chưa đến 1 tỷ đồng.

Theo quyết định của UBND huyện Quế Phong, chủ đầu tư (BQL dự án các công trình giao thông Nghệ An) phối hợp với hội đồng đền bù huyện Quế Phong phải có trách nhiệm chi trả bồi thường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng của dự án đường Tây Nghệ An giai đoạn 2.

Đến nay, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng đã có quyết định chi trả trong mọi cuộc họp với dân. Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 tháng, các hộ dân có đất bị thu hồi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Vì vậy, ngày 25/12/2013, các hộ dân đã có đơn kiến nghị gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An. Nội dung đơn nêu rõ: “Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với UBND huyện, cho đến nay đã có quyết định chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền đền bù”.
Đơn kiến nghị của các hộ dân.
Đơn kiến nghị của các hộ dân.

Ông Vi Văn Nhâm một trong những hộ dân bị thu hồi đất bức xúc cho biết: “Chúng tôi thấy quyết định của huyện về trả tiền đền bù, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được nên đã nhiều lần làm đơn kiến nghị mong sớm có tiền để chung tôi còn mua đất sản xuất để làm ăn”.

“Nhà tôi có hơn 4 nghìn m2 đất, trồng được hàng trăm cây lát hoa, cây cọ, cây xoan, khi dự án triển khai, chúng tôi được hứa sau 15 ngày sẽ nhận được tiền đến bù, đến nay đã được 2 tháng, đội thi công dự án cũng đã về xuôi mà chúng tôi vẫn không nhận được tiền. Dịp này Tết đến rồi, mà cây cối, hoa màu trên đất họ phá hết rồi giờ chẳng có cái chi bán mà kiếm tiền để sắm Tết nữa”, ông Nhâm cho biết thêm.
Đơn kiến nghị của các hộ dân.
Quyết định hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, song đến nay đã bước năm 2014 nhưng các hộ dân vẫn mỏi mòn chờ tiền đền bù.

"Quả bóng" đền bù được đá đi đá lại, giữa Ban quản lý dự án đường Tây Nghệ An và chính quyền các cấp trong tỉnh, người dân không biết kêu ai. Thiết nghĩ yêu cầu giải quyết quyền lợi tiền hỗ trợ về đất cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi là chính đáng, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân.

Chiều ngày 25/1, ông Lô Xuân Thu - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho PV Dân trí biết: Người dân cũng đồng tình cao trong dự án này, song quyền lợi của người dân thì đền được bao nhiêu, còn bao nhiêu thì cũng phải nói với họ. Hiện quyết định đã có rồi, lẽ nào giờ có quyết định rồi mà chưa có tiền.

“Nhiệm vụ làm hạt là cần thiết, là quan trọng để làm tốt, hiệu quả trong việc này trước hết là đảm bảo theo quy định của pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng cho bà con; có khó khăn quá, còn chậm thì phải có văn bản nào đó thông tin cho bà con hiểu, chứ làm theo kiểu này chúng tôi cũng thấy tội bà con lắm. Đây là quyền lợi của nhân dân mà”, ông Thu phân trần.  

Trong khi đó làm việc với PV Dân trí, ông Hoàng Phú Hiền - Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, hiện nguồn vốn năm 2013 thì không còn nữa, song vốn 2014 đã có nhưng còn phụ thuộc vào tỉnh và Sở Tài chính có khi phải ra năm (tháng 2, tháng 3) mới có để trả cho dân. 

"Sau khi có quyết định làm nhà hạt ở bản Na Niếng chúng tôi cùng huyện đã kiểm kê, đo đạc để đền bù cho dân... và đã có văn bản đầy đủ. Dự án trên chúng tôi mới thực hiện được khoảng 5.000m2 và khi dân phản đối chúng tôi đã dừng lại. Về đền bù cho dân thì do nguồn vốn năm 2013 không còn nữa. Năm 2014 thì mới có quyết định của Thủ tướng chính phủ mới về (về tỉnh Nghệ An). Trong khi đó tỉnh chưa có phân bố cho các Sở (trong đó có Sở GTVT-PV), còn khi có quyết định của tỉnh phân bổ về chúng sẽ trả tiền ngay cho dân thôi".  

Thiết nghị UBND tỉnh Nghệ An, Sở GVTV Nghệ An, Ban quản lý dự án đường Tây Nghệ An nhanh chóng giải quyết hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân theo đúng quy định của luật đất đai. 

Nguyễn Phê