Bạn đọc viết:
Chống úng ngập Hà Nội không phải bài toán khó
(Dân trí) - Tôi không học về xây dựng, cũng không học về thiết kế hay thủy lợi và cũng chưa từng được ra khỏi đất nước Việt Nam để có thể thực tế công trình cấp thoát nước của nước ngoài. Nhưng theo tôi giải quyết bài toán này không phải khó.
Kính gửi Giám đốc Công ty Cấp thoát nước Hà Nội cùng toàn thể Quý độc giả… Đã nhiều lúc tôi muốn đóng góp ý kiến để nói lên quan điểm cá nhân về cách phòng chống úng lụt hiện nay, nhưng lại thôi. Bởi tôi suy nghĩ rằng việc này là của xã hội, của những người có trách nhiệm, chứ chưa đến lượt mình,… Nhưng nếu như tôi, cũng như mọi người cũng mặc kệ, cũng chỉ than vãn… thì liệu có thay đổi được thực tế.
Vì vậy ngày hôm nay, tôi quyết định viết những dòng tâm sự cũng như đóng góp chút ý kiến cá nhân.
Trước tiên ta phải nói về nguyên nhân của úng ngập hiện nay:
1. Do tình trạng bê tông hóa nhanh, nước không thể ngấm xuống đất khi mưa.
2. Do các công trình xây dựng nhiều và dang dở (xe chở vật liệu cát, đất… làm rơi vãi ra đường gây tắc cống thoát nước).
3. Quy hoạch thoát nước vẫn manh mún.
4. Hệ thống bơm thoát nước quá xa nơi úng ngập
5. … Còn rất nhiều nguyên nhân.
Nhưng chúng ta chỉ cần giải quyết được mấy nguyên nhân chính này. Tôi tin rằng việc thoát nước khi mưa thật quá đơn giản.
Giải pháp cho vấn đề:
2. Nước đã có thể giải quyết cho chảy nhanh xuống cống thì việc tiếp theo là trong cống phải thoáng và không bị tắc để ảnh hưởng đến việc thoát nước. Bằng cách: Các hộ gia đình ngoài mặt đường cần có sự quản lý và giám sát vệ sinh với họ.
Hiện nay có các đội phụ nữ, thanh niên … thường treo biển “Tự quản” sao không để họ chút quyền lợi và trách nhiệm, với việc “Có thưởng – Có phạt”.
- Thưởng cho họ khi tuyến phố sạch sẽ hệ thống cống rãnh không bị nhiều vật dụng sinh hoạt ở bên dưới.
- Phạt các gia đình nào cố tình để các vật dụng sinh hoạt ra ngoài đường và cho xuống cống rãnh…
Còn các công trình xây dựng thì phải có phí khai thông cấp thoát nước (cái này sẽ xây dựng khung: Với công trình lớn, công trình nhỏ, công trình nhà riêng…). Các xe chở vật liệu khi ra khỏi bãi vật liệu để đến công trình đề nghị rửa sạch xe, có bạt phủ và thùng lắp…. Xe nào không chấp hành thì đã có cảnh sát giao thông xử phạt trên đường, nếu cảnh sát giao thông không xử phạt thì khi đến công trình nào thì chính quyền và đội tự quản hãy làm nhiệm vụ đó…. Như vậy bài toán bị tắc cống rãnh có thể giải quyết xong. Nhưng tắc cống chỉ xảy ra với hệ thống cống rãnh quá nhỏ và manh mún. Vậy bước tiếp theo giải quyết hệ thống này như nào?!
3. Quy hoạch hệ thống thoát nước: Cần có những hệ thống cống chính và hệ thống cống phụ việc này tôi xin nhường các vị chuyên môn về thiết kế. Nhưng cơ bản cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Cống chính cần rộng có thể tương đương được lòng sông Tô Lịch hiện nay là tốt nhất, cống phụ thì tùy thuộc các con phố mà có Quy hoạch phù hợp.
- Thứ hai: Nghiên cứu một khoảng cách và vị trí phù hợp để xây dựng bể chứa nước đọng (không cần quá lớn để dùng trong việc hút bùn đất) và hệ thống bể chứa nước lớn, dùng trong việc hệ nước mưa quá nhiều nó sẽ chảy xuống bể chứa. Nước trong bể chứa lớn có thể dùng làm nước bơm rửa đường, nước tưới cây, nước làm mát tòa nhà… Như vậy ta đã đảm bảo sẽ không lo sợ nước mưa 1 trận mà đã úng ngập hiện nay. Nhưng nếu mưa liên tục và nhiều, hệ thống bể chứa không chứa hết thì sao?!
4. Vậy ta sang giải pháp cho việc này bằng cách bố trí các trạm bơm nước để hút nước ra khỏi thành phố khi trời mưa nhiều và liên tục bằng cách bố trí hệ thống dẫn nước ra ngoài sông Hồng và lắp đặt các trạm bơm ở đó (việc này cùng làm với việc Quy hoạch sẽ hoàn chỉnh hơn), thay vì chỉ để một vài trạm bơm quá xa nơi úng ngập.
Qua đây chỉ là vài dòng ý kiến nho nhỏ xin được đóng góp với Quý độc giả và Công ty cấp thoát nước Hà Nội nói riêng.
Độc giả giấu tên (vinaticgroup@gmail.com)