Cần xem lại vấn đề quản lý

Từ các thông tin được tiếp cận về vấn đề SGK, có hai vấn đề cần đặt ra: Một là, ai được hưởng nhiều lợi ích nhất. Hai là, ai làm thiệt hại nhiều nhất. Theo quan điểm của tôi, nên tách biệt các quá trình vào công đoạn biên soạn nội dung và chuẩn bị, xuất bản.

Về biên soạn nội dung, không cần đơn vị xuất bản nào tham gia vào công đoạn này. Công đoạn này không sinh ra lợi nhuận nhưng lại là khâu cốt yếu nên cần làm kĩ và trả công xứng đáng. Không nên đánh giá “chất xám” = “ngày công” + hệ số lương + phụ cấp”. Khi biên soạn xong cần thẩm định, đánh giá chi tiết để được dùng trong nhiều năm mà không cần có sự thay đổi. Sản phẩm cuối cùng của công đoạn này là “phim” hoặc một bản in/đánh máy chuẩn. Chất lượng sản phẩm phải đặt ở khâu này!

Về chuẩn bị và xuất bản: Khâu này có kiên quan đến lợi nhuận nên cần phải minh bạch bằng việc đấu thầu công khai. Cơ quan quản lý “có trách nhiệm” tổ chức cho các công ty sản xuất/cung cấp giấy, các công ty sản xuất/cung cấp mực in tham gia đấu thầu độc lập. Sau đó cho các nhà xuất bản (NXB) tham gia đấu thầu việc in ấn độc lập. Việc cạnh tranh minh bạch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả kinh tế phải đặt ở khâu này!

Nếu kết hợp tốt hai khâu kể trên sẽ có sản phẩm chất lượng tốt và giá thành hợp lý nhất. Tôi không hiểu để NXB Giáo dục độc quyền thì ai sẽ được lợi nhiều nhất? NXB chăng? Cán bộ quản lý chăng? Hay là học sinh và phụ huynh?

NXB Giáo dục là đơn vị kinh doanh nên tôi không đề cập. Tôi chỉ đề cập đến vấn đề quản lý ở hai khía cạnh: 1. Cán bộ quản lý không biết cách làm tốt nhất và hiệu quả nhất thì nên thôi việc hoặc bắt buộc phải thôi việc; 2. Nếu họ biết làm như thế không tốt nhất và không hiệu quả nhất mà vì lợi ích cá nhân (chẳng được bao nhiêu so với NXB thu được và làm hại cho nhà nước quá nhiều) thì phải đền bù hoặc xử lí thích đáng.

Nói chung là cần phải xem lại vấn đề quản lý!

anhngoclai@yahoo.com

Tôi cảm thấy được chia sẻ

Đọc bài của GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn, tôi thật sự cảm thấy được chia sẻ. Tôi ở Lạng Sơn nếu nói là vùng núi cao cũng không đúng lắm, bởi tôi ở thành phố, nhưng còn những đứa trẻ ở nông thôn thì sao, ăn cơm chưa đủ thì làm sao có tiền mà mua sách, đi học mà thầy giáo còn phải đến tận nhà vận động mới được đi học. Sách thì mấy trò mới có 1 quyển, vậy sách tăng giá thì sao đây?

Tôi thấy có vị đại biểu Quốc hội nói tận dụng sách cũ nhưng giáo trình sách phải không thay đổi, mà tôi thấy sách Toán của các cháu cấp 1 ở trong đều có bài giải, lớp trước giải rồi lớp sau không cần phải làm nữa. Như thế có bất cập không, không nói vùng sâu vùng xa mà ở thành phố, người có thu nhập trung bình như chúng tôi cũng thấy vất vả phải nộp rất nhiều thứ tiền khi con đến trường.

Theo như tôi được biết (không chính xác) là ở Singapore, nhà nước rất coi trọng việc học hành, họ tài trợ 100% cho con em đến trường. Thiết nghĩ, đất nước ta có phồn vinh, có mạnh và phát triển hơn nữa thì nên đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục. Lạm phát ở tất cả mọi thứ nhưng giáo dục thì không được, đất nước chúng ta biết bao lâu mới tạm gọi là xóa được mù chữ, nếu cứ đà này mù chữ lại xuất hiện. Trên đây là 1 số suy nghĩ của tôi, nếu có gì sai sót xin được chia sẻ lại.

hoaviet.ls08@gmail.com

Tái sử dụng để tiết kiệm

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong bài viết “Nghèo mà hoang”, chúng ta đang kêu gọi mọi người tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, đang tìm cách nghiên cứu làm sao có thể tái sử dụng... Vậy tại sao khi chúng ta sản xuất không tính đến việc làm sao để giá trị sử dụng của các mặt hàng trở nên hiệu quả hơn để góp phần tiết kiệm, cụ thể là sách giáo khoa. Nhưng bài viết của Ngô Thiệu Phong, nếu có thể sử dụng lại được thì không viết vào sách, mà không viết vào sách tức là không học bài. Hơn nữa chúng ta cũng nên để học sinh “tập viết”.

Đồng ý là cuộc sống càng ngày càng hiện đại và cần tốc độ nhưng bài vở của học sinh mà không viết đầy đủ câu cú thì e rằng trong tương lai không ai biết trình bày một văn bản như thế nào. Phải để cho học sinh sáng tạo trong cách trình bày diễn đạt của mình. Chúng ta đang tiến đến nền giáo dục toàn diện mà.

Tuyet Nhung platoniclove02

LTS Dân trí - Đã nhiều năm nay, sách giáo khoa luôn là đề tài nóng bỏng trên các diễn đàn công luận. Hết bị phê phán về nội dung biên soạn, in ấn, trình bày... thì giờ đây, lại rộ lên sự không đồng tình của dư luận xung quanh việc tăng giá sách. Cũng phải công bằng rằng thời gian qua, giá giấy mực và công in trên thị trường có tăng lên và đã không ít NXB, cơ quan báo chí phải “nghiến răng” tăng giá. Thế nhưng tại sao sự phản ứng lại chỉ nhằm vào khâu xuất bản sách giáo khoa? Có lẽ cũng dễ hiểu vì đây luôn được coi là “miếng mồi béo bở” và “béo bở” này lại độc quyền của NXB Giáo dục. Cần một lời giải tận gốc cho vấn đề nhạy cảm này.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm