Báo động đỏ về lối sống lệch lạc của một bộ phận giới trẻ

(Dân trí) - Đã có không ít vụ án thương tâm do chính những "chủ nhân tương lai" của đất nước gây ra. Vụ việc mới đây với thủ phạm là sinh viên lại gióng thêm hồi chuông báo động về sự lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của một bộ phận giới trẻ.

Còn nhớ vụ án giết người dã man làm rúng động dư luận hồi năm 2010 do tên Nguyễn Đức Nghĩa sinh năm 1984, từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương gây ra cũng chỉ để có tiền trả nợ, đã làm nhiều người phải suy nghĩ. Tiếp đó, ngày 24/6/2011 lại xảy ra một vụ án tương tự. Thủ phạm cũng là nam sinh viên tên Nguyễn Duy Quang, sinh năm 1991.

 
Có thể thấy lối sống thực dụng, quá ham hố vật chất, a dua, kém hiểu biết và liều lĩnh một cách mù quáng đã khiến những "chủ nhân tương lai" này chỉ vì một phút "mất trí" mà đã tự xô đẩy bản thân vào vũng lầy tội ác, tự vướng vào vòng lao lý để rồi sau đó là dù có ăn năn hối hận thì cũng đã quá muộn màng.
 
Báo động đỏ về lối sống lệch lạc của một bộ phận giới trẻ - 1
Vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa dường như chưa phải bài học đủ nặng để răn đe lớp trẻ.
 
Không chỉ là các bậc phụ huynh mà ngay cả nhiều bạn thuộc thế hệ 8X, 9X đều bày tỏ bức xúc cũng như những lo ngại về sự xuống cấp của một bộ phận lớp trẻ dù được ăn học, được hưởng cuộc sống khá đầy đủ...

 

Tôi thực sự bức xúc với không ít bạn trẻ bây giờ. Tôi cũng còn trẻ, sinh năm 1984, chỉ hơn có 6-7 tuổi so với lứa tuổi 9x, nhưng tôi sợ quá, quá sợ sự liều lĩnh của các em. Thật đáng buồn thay, là những người sinh viên trường ĐH nổi tiếng, nhưng các em nào đi bar, chát sex, nào chụp hình, lộ hàng, đua xe, đánh nhau, lừa đảo... Những tin đó không ít hàng ngày trên mạng. Tự dưng tôi rùng mình, vì nghĩ một thế hệ trẻ sẽ ra sao khi đất nước đang còn nhiều khó khăn, còn nhiều người nghèo lắm các em ạ. Hãy nhìn gương người Nhật mà sống đi. Thức tỉnh đi!” - Lê Anh Vũ:  mag_for_lady@yahoo.co.uk  

 

Đọc xong mà mình cảm thấy ớn cả người. Sao một người được giáo dục và đào tạo trong môi trường đại học mà lại hành xử như vậy nhỉ. Tình trạng này thật đáng báo động. Đúng là những cám dỗ về vật chất có sức mạnh thật ghê gớm, nó có thể biến con người ta trở nên tàn bạo, vô nhân tính. Hi vọng pháp luật sẽ có những biện pháp xử lý thật nghiêm khắc nhằm hạn chế những vụ án tương tự xảy ra” -  nguyenngoc: ngocmem@yahoo.com.vn  

 

Đọc bài báo này mình thấy các bạn sinh viên bây giờ thật dễ sa ngã! Mình cũng là một nạn nhân của vụ cướp 04 chiếc iphone 3gs vừa qua tại quận Thanh Xuân, mà thủ phạm cũng là một sinh viên của một trường đại học dân lập tại Hà Nội. Chỉ vì ăn chơi đua đòi nên bất chấp tất cả, không màng tới tương lai chỉ để thỏa thú ăn chơi cho giống những cậu ấm con nhà giàu. Nhưng tất cả rồi sẽ phải trả giá cho mọi việc làm của mình” -  Phạm Thị Hiền: hoagiun_trang@yahoo.com  

 

Thật đáng tiếc cho một sinh viên lại có thể hành động như thế, thiếu suy nghĩ, hủy hoại cả tương lai của chính mình, làm hại người khác, gây rối loạn xã hội. Cần phải xử thật nghiêm minh!”Hope:  thamdinh128@gmail.com  

 

Đã có biết bao bài học, những kẻ được ăn học tử tế mà hành động mất hết nhân tính, vậy mà vẫn chưa cảnh tỉnh được những người đã và đang có ý định xấu. Tôi mong các cơ quan chức năng hãy xử thật nghiêm minh các trường hợp này...” - Đức Tâm: ductam@qcmed.com.vn 
 
Báo động đỏ về lối sống lệch lạc của một bộ phận giới trẻ - 2

Vì thiếu tiền tiêu xài, Nguyễn Duy Quang - sinh viên năm 2 Đại học Xây dựng đã nhẫn tâm sát hại bạn để cướp của.

 

Tuy nhiên, cũng đúng như mr.duy88-nd: duy2trings@yahoo.com đã lưu ý rằng sự việc này cũng là lời cảnh tỉnh đối với các bạn gái hãy biết cảnh giác và phải tự bảo vệ mình trước khi những sự việc đáng tiếc xảy ra.
 

Đây là kinh nghiệm xương máu cho các bạn gái có thói quen hay online tìm bạn. Tìm bạn không phải là xấu nhưng hãy cảnh giác nhiều hơn, để tránh những gì không muốn xảy ra. Tình yêu đẹp không hẳn là cần phải có điện thoại đẹp, quần áo đắt tiền, xe máy sang trọng và đi tới những nơi mà phải chi nhiều tiền. Còn kẻ nào gây ra hậu quả thì phải đền tội, đó là quy luật muôn đời”.

 

Cũng như nhiều người, không thể làm ngơ trước lối sống sa đà của một bộ phận giới trẻ thời nay hoang lan: hoanglan1811@yahoo.com trăn trở: 

 

“Giới trẻ bây giờ sống buông thả quá, họ không có một chút nào là tình người trong cuộc sống nữa. Giờ không ít bạn trẻ đã quá sa đoạ trong cuộc sống mất rồi, thói lười làm ham chơi đã nhiễm vào các bạn quá sâu. Phải làm gì để các bạn thay đổi chứ?”

 

Để những sự việc đau lòng như vậy xảy ra, lỗi không nhỏ thuộc về cha mẹ - những người kề cận bên con cái đã không định hướng tương lai, giáo dục đúng đắn để con họ hiểu đúng giá trị của đồng tiền, hiểu được giá trị những gì mà mình đang có.

 

Các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng chỉ cần lo cho con có cuộc sống no đủ, đáp ứng nhu cầu mỗi khi con cần là hoàn thành trách nhiệm… Mà đôi khi sự chu đáo đó lại là nguyên nhân khiến con họ sinh ra tính ỷ lại, lười nhác không thể đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

 

Nick minhtinh: languyen15285@gmail.com chua xót: “Thật đau xót cho người làm cha làm mẹ. Đây là hậu quả của  việc nuông chiều con cái quá mức của các bực phụ huynh hiện nay. Vì quen ăn chơi sa đà nên khi không có tiền để ăn chơi sẽ nảy sinh tật xấu  ngay thôi. Cần phải trừng trị đích đáng”.

 

Nguyễn Bảo Huy: nbhùy@yahoo.com đặt câu hỏi: “Thật đau lòng với giới trẻ hiện nay. Càng ngày càng gia tăng vụ sau dã man hơn vụ trước. Các nhà chức trách cần phải làm gì...”.

 

Cùng là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, nhiều  bạn đọc cùng chia sẻ những ý tưởng mà theo chúng tôi, đáng để những nhà quản lý giáo dục xem xét:

 

“Đây là sinh viên đại học sao? Không thể tin nổi. Có một điều quan trọng mà chúng ta cần làm là nên dạy cách làm người cho học sinh trước khi dạy các môn khác. Đó mới là quan trọng bởi vì có tài mà không có đức thì cũng vô dụng” - Huu Phuoc: bacsihoasung2007@yahoo.com  

 

Tại sao các nhà giáo dục không được đưa vào chương trình giảng dạy đại học ngay từ kỳ đầu của năm nhất để những tân sinh viên ý thức được mình cần phải định hướng cuộc sống của bản thân như thế nào nhỉ ? Tại sao phải để đến năm thứ 4 mới giảng dạy chứ? Có phải là ' hơi muộn ' không? - ly ly: maihuongly2009@gmail.com.

 

Một sinh viên tương lai tốt đẹp ở phía trước, chỉ vì đua đòi mà hành động bất nhân. Thật đau xót cho gia đình, vất vả nuôi con chờ ngày đơm hoa kết trái, vậy mà... Mong nhà trường, các tổ chức, xã hội quan tâm hơn nữa, giáo dục ý thức cho sinh viên” - Hoàng Văn Chi: hoang29758@yahoo.com.vn  

 

Trần Quang Huy dôngzang135@yahoo.com nhấn mạnh:

 

Thật đáng tiếc và đáng suy nghĩ... Các nhà hoạch định chính sách cần có những nghiên cứu thiết thực, gấp rút vì các hiện tượng tương tự như thế này: phim ảnh, lối sống, sự tôn sùng đồng tiền trong cuộc sống và ngay cả tình yêu SV?... Một trí thức trẻ, đầy tương lai mà thế là vất đi hết, mang tai tiếng cho cả gia đình và nhà trường”-

 

Nguyễn Thanh Hải: thanhhai1987nd@gmal.com đề cập vấn đề từ khía cạnh tác động của giới truyền thông: “Tôi thấy tệ nạn trong giới sinh viên nhiều và có chiều hướng gia tăng. Báo chí còn ít phản ánh tới. Mong giới truyền thông sắp tới có nhiều những bài báo viết về vấn đề này. Giúp cho phụ huynh của những sinh viên xa quê lên thành phố học quản lý, lưu tâm hơn tới sinh hoạt học tập của các bạn sinh viên. Cầu mong không xảy ra những vụ việc làm cho xã hội đau lòng như thế này nữa”...

Bách Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm