Bài 3: “Sử dụng ngoại hối để hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi là sai phạm"

(Dân trí) - Sử dụng ngoại hối để hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi đã được TAND quận Long Biên (Hà Nội) khẳng định là vi phạm bộ luật dân sự. Tuy nhiên, liệu có còn “khe cửa hẹp” nào để “lách luật” hay không, luật sư Nguyễn Hoàng Việt đã bày tỏ quan điểm dưới góc độ pháp lý.

Liên quan đến vụ kiện mà Công ty Hàng không là bị đơn bị xử TAND quận Long Biên (Hà Nội) xử thua, nhiều bạn đọc báo Dân trí bày tỏ khúc mắc về thực trạng sử dụng ngoại hối để hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi trong hợp tác kinh doanh tại Việt Nam và đặt câu hỏi liệu có sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật và Nhà nước, cũng như băn khoăn nhiên, liệu có còn “khe cửa hẹp” nào để “lách luật” hay không? PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hoàng Việt (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích sự việc dưới góc độ pháp lý. Thưa luật sư Nguyễn Hoàng Việt, xin luật sư cho biết liệu giữa các quy định của pháp luật và của các cơ quan Nhà nước về sử dụng ngoại hối để hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi tại Việt Nam có gì mâu thuẫn nhau không nhìn từ một vụ việc cụ thể là vụ án kinh doanh thương mại giữa Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không và ông Vũ Hải Phong?
Luật sư Nguyễn Hoàng Việt: Tại Việt Nam, s
Luật sư Nguyễn Hoàng Việt: Tại Việt Nam, sử dụng ngoại hối để hợp tác đầu tư tài chính và hưởng lợi là phạm luật.

Luật sư Nguyễn Hoàng Việt: Theo Pháp Lệnh ngoại hối năm 2005, tại Điều 3 đã có quy định rất rõ ràng về Chính sách quản lý ngoại hối của nước ta là thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, từ đó, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 đã quy định rõ ràng về hạn chế việc sử dụng ngoại hối như sau: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối năm 2005 cũng đã quy định rất rõ: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo  của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối...

Như vậy, trừ những trường hợp được phép theo các quy định trên, pháp luật hiện hành cấm mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện bằng ngoại hối. Do đó, những hợp đồng nào có điều khoản thể hiện giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ thì đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Đây chính là cơ sở để một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu tuyên Hợp đồng vô hiệu, và cũng là căn cứ pháp lý xác đáng để Tòa án có thẩm quyền tuyên Hợp đồng vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự:“Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”.

Theo quy định này, thì chỉ cần Hợp đồng có sự vi phạm điều cấm của pháp luật thì đã có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không cần phải xét tới việc có bao nhiêu điều khoản của Hợp đồng vi phạm. Vì vậy, nếu Hợp đồng thỏa thuận điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ mà không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép thì có thể xem là hợp đồng vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng vô hiệu được tuân theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự như sau:

“1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập;

2. Khi giao dịch dân sự dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả lại bằng hiện vật thì phải hoàn trả lại bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/20003 của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, tiểu mục 3 Mục I có quy định:

“a. Nếu trong nội dung của Hợp đồng kinh tế các bên có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ thì Hợp đồng kinh tế được coi là vô hiệu toàn bộ thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Kinh tế (các bên vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ). Trong trường hợp này nếu một hoặc các bên yêu cầu Tòa án tuyên Hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của Hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung.

b. Nếu trong nội dung thanh toán của Hợp đồng kinh tế các bên có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thỏa thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc trong các nội dung của Hợp đồng kinh tế các bên thỏa thuận sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để đảm bảo ổn định giá trị của Hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì Hợp đồng Kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Kinh tế và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ”.

Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.
Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.
Hợp tác đầu tư phạm luật, Công ty CP cung ứng và xuất nhật khẩu Hàng không thua kiện.

Tôi cho rằng cách áp dụng các quy định nêu trên của một văn bản là Nghị quyết rất bất hợp lý, không rõ ràng, tạo nên sự mâu thuẫn lớn đối với các quy định của một văn bản là Pháp lệnh, gây khó khăn cho thực tiễn xét xử, cụ thể như sau:

Thứ nhất, có thể thấy rõ Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên về một vấn đề nào đó. Một hợp đồng có hiệu lực pháp lý thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Tại điểm b Khoản 1 điều 122 Bộ Luật Dân dự 2005, một trong những điều kiện có hiệu lực của một giao dịch hay một hợp đồng : “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Thực tiễn cho thấy, trong khi giao kết hợp đồng, các bên thường có những thỏa thuận nhằm cũng cố tối đa lợi ích của mình mà quên rằng những thỏa thuận thuận của mình đang vi phạm pháp luật. Do vậy cần phải tuyên những Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật là vô hiệu để đảm bảo tính nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật.

Thứ hai, nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, và trong quá trình thực hiện Hợp đồng các bên không có bất cứ thỏa thuận nào về việc sẽ thanh toán bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu. Một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hai bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự.

Thứ ba, Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của TAND Tối cao được ban hành vào ngày 27/5/2003 để hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế theo các quy định của Pháp lệnh Kinh tế, còn Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 được ban hành vào ngày 13/12/2005. Hiện nay, Pháp lệnh kinh tế đã hết hiệu lực từ rất lâu rồi, còn Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì đã được Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Vậy có hợp lý hay không việc cứ cố áp các quy định trên của Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP khi mà cả Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 lẫn Nghị định 160/2006/NĐ-CP đều quy định rất rõ: không được sử dụng ngoại hối trong điều khoản giá cả, thanh toán của Hợp đồng? Tại sao khi đã có quy định mới của một Pháp lệnh, cũng như đã có văn bản hướng dẫn chi tiết Pháp lệnh này, mà lại được phép lấy các quy định cũ ra để áp dụng, miễn là có lợi cho mình?

Tóm lại, việc sử dụng Đồng Việt Nam trong điều khoản thanh toán của Hợp đồng vừa đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật, vừa thể hiện sự tôn trọng đồng tiền Việt Nam. Do vậy, cần tuyên tất cả các Hợp đồng nào vi phạm điều khoản thanh toán khi không chọn Đồng Việt Nam làm đồng thanh toán là Hợp đồng vô hiệu, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.

Vậy xin luật sư cho biết quan điểm của mình trong vụ việc Công ty Hàng không bị TAND quận Long Biên tuyên thua kiện do Hợp đồng vi phạm điều khoản thanh toán theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2005?

Luật sư Nguyễn Hoàng Việt: Theo quan điểm của tôi, Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa Công ty Hàng không và ông Vũ Hải Phong rõ ràng đã vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự.

Nếu viện dẫn Nghị quyết 04/2003NQ-HĐTP để áp dụng vào vụ việc này là không đúng, bởi lẽ Nghị quyết 04/2003NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử những vụ án kinh tế theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, tuy nhiên tại thời điểm ký kết hợp đồng giữa ông Vũ Hải Phong và Công ty Hàng không thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã không còn hiệu lực do được thay bằng Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật thương mại 2005. Ngoài ra việc sử dụng đồng thanh toán trong Hợp đồng thì đã được Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định chặt chẽ và được Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó đều nêu rõ việc không được sử dụng ngoại tệ là đồng thanh toán trong Hợp đồng. Do vậy, dù chưa có văn bản nào bãi bỏ hiệu lực của Nghị quyết 04/2003NQ-HĐTP (tính đến thời điểm ngày 01/01/2014), nhưng rõ ràng chúng ta phải áp dụng theo các quy định mới có tính pháp lý cao hơn, phù hợp với thực tiễn hơn thì mới đúng với nguyên tắc áp dụng luật.

Ngoài ra, căn cứ vào hồ sơ vụ án thì có thể thấy Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa Công ty Hàng không với ông Vũ Hải Phong được ký kết nhằm bảo lãnh cho đơn hàng tuyển dụng 200 lao động Việt Nam đi làm việc tại ISRAEL, theo Hợp đồng cung ứng lao động số 01/ALS-GLOB/2009 kí kết giữa Công ty Alsimexco với Công ty Global Horizons Canada. Tuy nhiên Hợp đồng giữa Công ty Hàng không với Công ty Global Horizons Canada đã không thực hiện được do người đại diện của Công ty Global Horizons Canada đã có hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xét xử theo pháp luật nước Mỹ. Sau đó, Công ty Hàng không đã khởi kiện Công ty Global Horizons ra trước Tòa án tối cao Canada và đã được Tòa án tối cao công nhận và bảo vệ quyền lợi khi tuyên Công ty Global Horizons buộc phải hoàn trả lại cho Công ty Hàng không toàn bộ số tiền đã nhận theo Hợp đồng cung ứng lao động nói trên.

Việc Hợp đồng giữa Công ty Hàng không với Công ty Global Horizons Canada không thực hiện được và đã được giải quyết hợp pháp bằng một bản án có hiệu lực pháp luật đã khiến cho Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa Công ty Hàng không với ông Vũ Hải Phong không những vô hiệu (như đã phân tích ở trên) mà còn hoàn toàn không còn đối tượng để thực hiện nữa. Do vậy cần phải tuyên hủy Hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính này và buộc Công ty Hàng không phải hoàn trả ngay lập tức số tiền đã nhận của ông Vũ Hải Phong.

Xin cảm ơn luật sư!

Anh Thế (thực hiện)