Bài 3:

Áp thuế theo Thông tư 44, UBND tỉnh Nghệ An gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét!

(Dân trí) - Qua khảo sát giá bán một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì giá bán trên thị trường hiện nay thấp hơn nhiều so với khung giá do Bộ Tài chính quy định. Trước việc này, thì hàng trăm doanh nghiệp đá tại Nghệ An đứng trước nguy cơ phá sản, trả mỏ ....

Trước thực trạng hiện nay là giá bán nằm ngoài khung giá mới ban nhằm tránh dẫn tới thực trạng nợ xấu, phá sản, mất việc làm và không thể đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Nghệ An và Yên Bái. Chúng tôi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành xem xét..., ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhở huyện Quỳ Hợp cho biết.
"Trước thực trạng hiện nay là giá bán nằm ngoài khung giá mới ban nhằm tránh dẫn tới thực trạng nợ xấu, phá sản, mất việc làm và không thể đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Nghệ An và Yên Bái. Chúng tôi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành xem xét...", ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhở huyện Quỳ Hợp cho biết.

Về việc áp thuế theo Thông tư 44 về thuế tài nguyên được xây dựng theo khung giá của Bộ Tài chính, …thì hầu như toàn bộ các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ phá sản trước thềm năm mới 2018.

Như Dân trí đã có loạt bài phản ánh: “Tăng thuế, phí… doanh nghiệp đội đơn kêu cứu!” và “Doanh nghiệp ngừng sản xuất, hàng vạn công nhân có nguy cơ mất việc”.

Theo đó, Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An nhận được đơn kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Qùy Hợp, Nghệ An và Yên Bái trong hoạt động lĩnh vực khai thác khoáng sản. Trong đơn kiến nghị, các doanh nghiệp phản ánh về việc áp dụng Thông tư mới (Thông tư 44) của Bộ Tài chính đẩy mức thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lên gấp 3 - 4 lần.

UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn 7103/UBND-KT ngày 15/9/2017 gửi Bộ Tài chính với nội dung cụ thể như sau: UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát giá các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh ban hành giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên theo quy định.
UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn 7103/UBND-KT ngày 15/9/2017 gửi Bộ Tài chính với nội dung cụ thể như sau: UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát giá các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh ban hành giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên theo quy định.
Một mỏ đá của một công ty ở Quỳ Hợp đã đóng cửa và không thể khai thác.
Một mỏ đá của một công ty ở Quỳ Hợp đã đóng cửa và không thể khai thác.

Qua thời gian thực hiện quy định nêu trên, trên toàn quốc đã có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, số còn lại khoảng 50% doanh nghiệp không nộp được, trong đó tại Nghệ An, Yên Bái (70% doanh nghiệp nộp được những năm đầu và số doanh nghiệp nộp được những lần sau chỉ khoảng 50%).

Sau khi Báo điện tử Dân trí có loạt bài phản ánh, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn 7103/UBND-KT ngày 15/9/2017 gửi Bộ Tài chính với nội dung cụ thể như sau: UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát giá các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh ban hành giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên theo quy định.

Nhiều mỏ đá khai thác nhưng không hiểu quả, kéo theo đó hàng vạn công nhân thất nghiệp.
Nhiều mỏ đá khai thác nhưng không hiểu quả, kéo theo đó hàng vạn công nhân thất nghiệp.

Qua công tác kiểm tra, rà soát cũng như nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An báo cáo, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét một số nội dung cụ thể như sau:

Nghệ An là một tỉnh có nhiều loại tài nguyên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Trong những năm qua nguồn thu từ thuế tài nguyên trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu vật liệu phục vụ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh.

Đá một số mỏ tại huyện Quỳ Hợp khai thác ra quá xấu nên việc áp giá theo Thông tư 44 là quá thiệt thòi cho ngành đá Nghệ An.
Đá một số mỏ tại huyện Quỳ Hợp khai thác ra quá xấu nên việc áp giá theo Thông tư 44 là quá thiệt thòi cho ngành đá Nghệ An.

Qua khảo sát giá bán một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh thì giá bán trên thị trường hiện nay thấp hơn nhiều so với khung giá do Bộ Tài chính quy định. Riêng đá trắng, do chất lượng thấp hơn (đá có màu trắng xám, xanh, đen, vân vện, om rạn nhiều) so với đá Yên Bái nên mức giá bán đá trắng của Nghệ An trên thị trường thấp hơn nhiều so với đá trắng Yên Bái.

Bên cạnh đó, do tác động của chính sách về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng như các cơ chế chính sách khác và của thị trường tiêu thụ nên trong thời gian qua các doanh nghiệp khai thác đá trắng, đá màu trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng khai thác.

Nhiều mỏ đá trắng tại huyện Quỳ Hợp khai thác ra không thể bán, vì đá không đạt chất lượng.
Nhiều mỏ đá trắng tại huyện Quỳ Hợp khai thác ra không thể bán, vì đá không đạt chất lượng.

Mặt khác, mức giá tỉnh Nghệ An đang thực hiện đối với đá trắng, đá màu cơ bản đã sát với giá thị trường tại thời điểm, đồng thời việc phân loại đá như hiện nay đang thực hiện là sát với điều kiện thực tế, giúp cho cơ quan thuế và các doanh nghiệp dễ thực hiện.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản; giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Áp thuế theo Thông tư 44, UBND tỉnh Nghệ An gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét! - 7
Sở Tài chính Nghệ An có Công văn về việc giải trình giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An gửi Tổng Cục thuế.
Sở Tài chính Nghệ An có Công văn về việc giải trình giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An gửi Tổng Cục thuế.

UBND tỉnh Nghệ An kính đề nghị Bộ Tài chính cho phép UBND tỉnh Nghệ An ban hành mức giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên ngoài mức giá quy định tại Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính, như sau:

Đối với đá hoa trắng: Cho phép UBND tỉnh Nghệ An áp dụng danh mục và mức giá như hiện nay đang thực hiện, cụ thể:

TT

Loại tài nguyên

Đơn vị

Giá tối thiểu để tính thuế tài nguyên

1

Đá khối để xẻ tính theo sản phẩm có diện tích bề mặt từ 01m2 trở lên

Trắng đều

M3

12.000.000

Vân vện

8.000.000

2

Đá khối để xẻ tính theo sản phẩm có diện tích bề mặt từ 0,6m2 đến dưới 01m2

Trắng đều

M3

8.000.000

Vân vện

4.000.000

3

Đá khối để xẻ tính theo sản phẩm có diện tích bề mặt từ 0,3m2 đến dưới 0,6m2

Trắng đều

M3

4.000.000

Vân vện

3.000.000

4

Đá khối để xẻ tính theo sản phẩm có diện tích bề mặt từ 0,1m2 đến dưới 0,3m2

Trắng đều

M3

2.500.000

Vân vện

2.000.000

5

Đá khối để xẻ tính theo sản phẩm có diện tích bề mặt từ dưới 0,1m2

Trắng đều

M3

1.000.000

Vân vện

900.000

6

Đá hoa theo trữ lượng duyệt từ 0,4m3 trở lên

M3

250.000

7

Đá nguyên liệu làm sỏi nhân tạo

M3

200.000

8

Đá hoa sản xuất bột siêu mịn

Tấn

90.000

9

Đá hoa theo trữ lượng duyệt để sản xuất bột siêu mịn

Tấn

50.000

Bổ sung và điều chỉnh khung giá, đơn vị tính nhóm loại tài nguyên, cụ thể: Đá hoa trắng theo trữ lượng được phê duyệt kích thước ≥0,4m3: 250.000 đồng/m3 (Mức giá để áp dụng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản); Đá hoa trắng sản xuất bột carbonat: 90.000 đồng/tấn; Đá hoa trắng theo trữ lượng được phê duyệt sản xuất bột carbonat: 50.000 đồng/tấn (Mức giá để áp dụng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).

Được biết, tại các kỳ họp giao ban tỉnh Nghệ An từng cũng đã có nhiều ý kiến với các doanh nghiệp khai thác đá trắng trên địa bàn tỉnh đề xuất với Chính phủ về việc áp thuế theo Thông tư 44 cần có một cách nhìn khách quan hơn.

Được biết, Nghệ An là một trong hai tỉnh trong cả nước có khoáng sản đá trắng, chất lượng đá trắng tại tỉnh Nghệ An không đồng đều (vân vệt, om rạn nhiều), trữ lượng đá kém chất lượng chiếm khối lượng lớn khoảng 90% trữ lượng được phê duyệt, do cấu trúc địa chất tại khu vực Nghệ An đá hoa bị đứt gãy, phân tầng, om rạn tự nhiên nhiều dẫn đến tỷ lệ đá thu hồi để làm ốp lát là rất ít, mức giá giao dịch trên thị trường thấp hơn đá trắng khai thác tại tỉnh Yên Bái.

Bản chất tiền cấp quyền (hiện không có khái niệm cụ thể chính thống bằng văn bản pháp luật, thế giới không có nước nào áp dụng), theo phương pháp tính tại Nghị định 203, các doanh nghiệp hiểu rằng Nhà nước thu theo chỉ số R (từ 1-5% tổng trữ lượng mỏ), nghĩa là thu 1-5% phần trữ lượng khoáng sản có trong mỏ được cấp phép tương ứng theo quy mô dự án.

Nếu Nhà nước thu trực tiếp khối lượng khoáng sản đã khai thác trong khối địa chất (sau đó bán đấu giá phần khoáng sản đó), kể cả R tăng cao hơn thì sẽ rất khả thi để thực hiện, chúng tôi cũng rất hoan nghênh và nghiêm túc thực quy định này.

Tuy nhiên việc áp giá trị tính (theo giá tính thuế tài nguyên, là giá bán đơn vị sản phẩm, có độ lệch rất lớn so với giá trị khai thác được khoáng sản theo khối địa chất đã duyệt). Do vậy có sự bất tương đồng về mặt logic khoa học và bất công về số tiền thu, nó vượt xa kỳ vọng doanh thu có thể có từ trữ lượng mỏ.

Ví dụ: 1.000m3 địa chất đá hoa ốp lát khai thác chỉ đem lại doanh thu khoảng 90 - 245 triệu đồng, nếu áp theo thang giá 700.000 đồng/m3 của sản phẩm vào để tính cho 1.000m3 địa chất đã khai thác sẽ có doanh thu là 700 triệu đồng, điều này là phi thực tế gấp lên rất nhiều lần.

Bài 4: Doanh nghiệp Nghệ An trước thềm phá sản?

Nguyễn Duy