8 giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng
Ngày 19/5 vừa qua, Báo Nhân dân đã tổ chức Hội thảo Cơ hội và giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng. Tham gia Hội thảo gồm các giáo sư, nhà kinh tế học và doanh nhân. Bài viết dưới đây là của doanh nhân Việt kiều Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch HĐQT TCty Iqlink:
Nhìn lại chu kỳ phát triển kinh tế của thế giới từ thập kỷ 30 trở lại đây chúng ta nhận thấy cứ 10 năm một lần, sau sự thăng hoa thì nền kinh tế thế giới lại chững lại và suy giảm nhẹ. Độ suy giảm không lớn nhưng cũng đủ để nhận thấy lập trình này luôn được lũy tiến và chắc chắn dẫn tới giai đọan cực suy của nó. Khi kinh tế toàn cầu phát triển càng sâu rộng thì tính nguy hiểm và hệ lụy của nó càng lớn.
Suy thoái kinh tế toàn cầu (không loại trừ Việt Nam) đã và đang diễn ra khá căng thẳng. Điều đáng lo ngại là thời gian chấm dứt của nó cũng chỉ là dự đoán. Do vậy, chúng ta luôn luôn phải có biện pháp đề phòng và sẵn sàng trước những biến động có thể còn xấu hơn nữa. Để thực hiện được điều này, theo tôi trước mắt cần phải có các giải pháp sau:
1- Nhà nước cần có những đánh giá thực chất sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu giai đọan này với nền kinh tế Việt Nam.
2- Định lượng về khả năng GDP trên nguyên tắc 3 chiều, không được phép chủ quan và bệnh thành tích nhằm nhìn đúng vào thực trạng của kinh tế Việt Nam. Theo thiển kiến của tôi kinh tế VN 2009 chỉ cần đạt mức tăng 4,5 %/năm GDP đã được coi là thành công rực rỡ.
3- Để bình ổn sản xuất kinh doanh, Chính phủ nên chăng xem xét lại lãi suất ngân hàng cho 2 lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn. Hủy bỏ chính sách hỗ trợ lãi xuất 4% bằng cách đưa lãi suất về chung một mức là 5% cho tất cả các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để họ đều được hưởng lợi và tránh mọi tiêu cực phát sinh.
4- Tạo nguồn nhân lực mới cho xã hội (mở rộng các trường dạy nghề) trên nguyên tắc 3 nhà hợp tác: Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Lấy tiêu chí Nhà nước là chủ đạo về chính sách, nguồn vốn.
5- Không phân biệt các thành phần kinh tế trong xã hội về công tác xuất khẩu lao động. Vì thực tế cho thấy hiện nay, Nghị định 126/2007/CP Điều 2 có nêu: "Những Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài là Doanh Nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam". Thị trường Xuất khẩu lao động là ưu tiên hàng đầu của VN, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho 61 tỉnh thành đẩy mạnh việc XKLĐ Bà con Việt kiều về đầu tư tại Việt Nam, họ hội đủ các điều kiện và hoàn toàn có thể làm tốt hơn một số tổ chức trong nước lại không được hoạt động trong lĩnh vực này. Qui định của điều khoản này cần sớm được sửa đổi để phù hợp với luật pháp và nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
6- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Công nghệ sạch, trồng rừng…)
7- Suy thóa kinh tế cũng là cơ hội cho Nhà nước, Chính phủ và chính các doanh nhân doanh nghiệp nhìn nhận lại chính mình trong khả năng điều hành, quản lý, phát triển của đất nước, của doanh nghiệp.