DMagazine

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

(Dân trí) - Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được mở rộng. Số lượng người tham gia chính sách đạt hơn 14,9 triệu người, tăng hơn 17 % so với năm 2016.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được mở rộng. Số lượng người tham gia chính sách đạt hơn 14,9 triệu người, tăng hơn 17 % so với năm 2016.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có văn bản gửi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực thi nội dung liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đây cũng là một cơ sở cho việc xem xét, đề xuất xây dựng Luật ATVSLĐ (sửa đổi) trong thời gian tới đây.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 1

Đánh giá của BHXH Việt Nam cho thấy, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật ATVSLĐ (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Hỗ trợ khó khăn trong đại dịch Covid-19

Theo ông Lê Hùng Sơn - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã kế thừa, phát triển với nhiều nội dung mới, ưu việt hơn so với quy định tại Bộ Luật lao động, Luật BHXH, các Nghị định, Thông tư đã ban hành trước đây.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định đã mở rộng đối tượng hưởng để phù hợp với đối tượng tham gia BHXH.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 2
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 3

Theo ông Lê Hùng Sơn, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ cho phép áp dụng mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong giai đoạn từ ngày 01/7/2021 đến hết 30/6/2022 là một chính sách rất kịp thời, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh có diễn biến phức tạp.

Theo đó, đối tượng áp dụng của Luật ATVSLĐ khá đa dạng, gồm: là người lao động đang có việc làm bao gồm cả người lao động có quan hệ lao động được quy định tại Bộ luật Lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam… có liên quan đến công tác ATVSLĐ.

Về mức đóng và phương thức đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được điều chỉnh linh hoạt qua các thời kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo điều kiện tối đa cho người sử dụng lao động, người lao động.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 4
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 5

Bên cạnh đó, một số quy định về điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ TNLĐ trước đây được quy định trong các văn bản dưới Luật đã được cụ thể hóa trong Luật ATVSLĐ.

Đơn cử như: Bổ sung quy định trường hợp người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các ngành, nghề, công việc có nguy cơ bị BNN mà phát hiện bị BNN thì người lao động được giám định và giải quyết chế độ; quy định chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động đối với nhiều người sử dụng lao động.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 6

Luật ATVSLĐ cũng bổ sung một số nội dung được quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả như: Chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN.

Kết quả công tác thu, chi trong thực hiện chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN

Theo BHXH Việt Nam, năm 2016, số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là hơn 12,7 triệu người. Đến năm 2020, con số trên là hơn 14,9 triệu người, tăng hơn 17 % so với năm 2016, tương ứng tăng trên 2,18 triệu người. Năm 2016, số thu quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là 6.692 tỷ đồng. Năm 2020 đạt hơn 5.175 tỷ đồng.

Số chi trợ cấp một lần bình quân giai đoạn 2016-2020 là 220 tỷ đồng/năm, tăng gấp 1,75 lần so với số chi bình quân giai đoạn 2013-2015, tương ứng tăng 176 tỷ đồng/năm. Số chi trợ cấp hàng tháng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 557 tỷ đồng/năm, tăng gấp 1,6 lần so với số chi bình quân giai đoạn năm 2013-2015, tương ứng tăng 212 tỷ đồng/năm.

Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT. Theo đó, hàng năm Tổng cục Thuế đã gửi dữ liệu danh sách đơn vị, danh sách lao động, cá nhân có thu nhập để BHXH Việt Nam kết xuất danh sách đơn vị, lao động chưa đóng gửi BHXH các tỉnh, thành phố để rà soát, khai tác đối tượng tham gia BHXH.

Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH đề nghị cơ quan Thuế, cơ quan thanh tra ở địa phương phối hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên ngành. Cũng từ năm 2019, thực hiện quản lý thanh tra chuyên ngành đóng bằng phần mềm, tự động cảnh báo, ban hành quyết định thanh tra đột xuất đối với những đơn vị nợ.

Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH và sự phối hợp giữa các ban, ngành, các Hội đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng để mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Cần "rộng cửa" với lao động tự do

 Bên cạnh những kết quả đạt được trong triển khai chính sách, báo cáo của BHXH Việt Nam cũng cho thấy vẫn cần điều chỉnh mở rộng để tránh nguy cơ "bỏ sót" đối tượng. Cụ thể, quy định hiện hành mới chỉ giới hạn đối với người lao động có hợp đồng lao động.

Vẫn còn "khoảng trống" chính sách BHTN, BNN đối với lao động tự do

Trong khi đó, số người lao động không có hợp đồng lao động chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của các doanh nghiệp. Thực tế có trường hợp tai nạn xảy ra trong hoạt động lao động, sản xuất nhưng lại không được hưởng chế độ TNLĐ, BNN.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 7

Cũng theo ông Lê Hùng Sơn, quy định việc đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn giao thông còn chưa rõ ràng, các doanh nghiệp thực hiện còn lúng túng. Đặc biệt, trường hợp người lao động bị TNLĐ theo khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ không được đơn vị trả lương và đóng BHXH trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật và phục hồi chức năng.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 8
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 9

Về dữ liệu đơn vị, người lao động do các cơ quan trao đổi, chia sẻ với cơ quan BHXH cho thấy, chưa có số liệu, dữ liệu cập nhật về tình hình sử dụng lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Dữ liệu cơ quan thuế cung cấp để BHXH Việt Nam khai thác phát triển đối tượng chưa được cập nhật, chưa phản ánh được thực trạng tổ chức trả thu nhập, người lao động hàng tháng, quý. Do đó, cơ quan BHXH phải tăng cường nguồn nhân lực và thời gian để rà soát đối chiếu dữ liệu và điều tra thực tế.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 10
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 11

Nguồn nhân lực của cơ quan BHXH hạn chế về số lượng, thời gian tới tiếp tục tinh giản biên chế dẫn đến hết sức khó khăn trong việc khai thác hết đối tượng phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ.

Theo quy định của Luật ATVSLĐ, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là người tham gia BHXH bắt buộc làm việc theo HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên. Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 12

Trong khi đó, Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng BHXH bắt buộc đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên.

Việc quy định không đồng nhất này dẫn đến người sử dụng lao động có giao kết từ HĐLĐ thứ 2 trở đi với người lao động thì không phải đóng BHXH bắt buộc nên họ cũng không đăng ký đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động. Trong công tác xử lý tổ chức, doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, đặc biệt là doanh nghiệp có chủ sở hữu bỏ trốn, mất tích cũng còn nhiều tồn tại.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 13
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 14
Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 15

Theo BHXH Việt Nam, hiện nay, thủ tục xử lý các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, đặc biệt là doanh nghiệp có chủ sở hữu bỏ trốn, mất tích còn khó khăn, vướng mắc. Thực tế này dẫn đến số tiền nợ BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN kéo dài, nợ phá sản, giải thể chưa xử lý được ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Cần minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Nhằm triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, BHXH Việt Nam kiến nghị chính sách tới đây cần mở rộng nhóm đối tượng tham gia, đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo định hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Hơn 14,9 triệu lao động tham gia bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp - 16

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần điều chỉnh mức đóng đảm bảo tỷ lệ kết dư quỹ đồng thời phù hợp với nguyên tắc của chính sách BHXH đó là: "Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH".

BHXH Việt Nam cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN (Điều 55, 56 của Luật ATVSLĐ) theo hướng loại bỏ và sửa các quy định thiếu tính khả thi.

Trong lần sửa đổi Luật ATVSLĐ tới đây, BHXH Việt Nam cũng kiến nghị cần bổ sung các quy định rõ ràng về điều kiện, lĩnh vực, quy mô đối tượng hưởng trợ cấp; minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tăng nhanh đối tượng thụ hưởng góp phần thực hiện mục tiêu chính sách là tăng cường các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN…

Nội dung: Phan Minh

Hình ảnh: Nhóm phóng viên