1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Gia tăng đình công, tranh chấp lao động

(Dân trí) - Đình công diễn ra nhiều nhất ở khu vực doanh nghiệp FDI. Tình trạng tranh chấp lao động nợ bảo hiểm đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt là các chủ doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài.

Báo cáo từ Vụ Lao động - Tiền lương cho thấy, từ năm 2006 đến hết năm 2012 cả nước đã xảy ra 3.692  cuộc đình công, bình quân mỗi năm xẩy ra 527 cuộc đình công, so với các doanh nghiệp đang hoạt động thì  doanh nghiệp xảy ra đình công có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 1,35%, doanh nghiệp FDI chiếm 4,25. Các cuộc đình công xảy ra trong khối doanh nghiệp các ngành nghề như:  Dệt may chiếm 33,8%, cơ khí, điện tử chiếm 14,8%, chế biến gỗ 10%, da giầy chiếm 9,2%.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm cho biết thêm, theo kết quả điều tra lao động - việc làm  năm 2012, lực lượng lao động toàn khu vực phía Nam là 20,2 triệu lao động (chiếm 38,45 lực lượng lao động cả nước), trong đó lực lượng lao động ở vùng đồng bằng sống Cửu Long chiếm 52,8% tổng số lực lượng lao động khu vực phía Nam, lực lượng lao động ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 48,2% tổng số lực lượng lao động khu vực phía Nam. Thống kê cũng cho thấy, đình công chủ yếu xẩy ra nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, nhiều nhất là Bình Dương, Đồng Nai và TPHC.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM, hiện nay tình trạng tranh chấp lao động đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt là các chủ doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài nợ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp đã bỏ trốn, gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết hậu quả.

Phạm Thanh