1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Thành phố Thủ Đức

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão

(Dân trí) - Khoảng 10h30 sáng cùng ngày, vùng trung tâm bão số 10 đã vào khu vực phía Nam của Đèo Ngang, đoạn Vũng Chùa (Quảng Bình). Các tỉnh Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội, nhiều nơi sóng biển đánh cao nhiều mét... Bước đầu có thể thấy, bão gây thiệt hại khá nặng nề tại nhiều địa phương.

Bão đang hoành hành dữ dội ở Hà Tĩnh

10h52, Nhiều khách sạn, nhà nghỉ tại Thiên Cầm, Hà Tĩnh bị tốc mái, cây cối trong khuôn viên bị gãy đổ. Do gió lớn nên dù đã cắt cử bảo vệ, nhân viên túc trực trông coi, nhưng lực lượng này thực sự bất lực trước gió bão.


Cửa Lò mênh mông nước

Cửa Lò mênh mông nước

10h43, Trao đổi với phóng viên Dân trí lúc 10h42 sáng (15/9), ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, Khoảng 10h30 sáng cùng ngày, vùng trung tâm bão số 10 đã vào khu vực phía Nam của Đèo Ngang, đoạn Vũng Chùa (Quảng Bình).

10h42, Quảng Bình mưa trắng trời, gió giật dữ dội. Cửa Lò, Nghệ An cũng mù mịt trong mưa lớn, gió giật giữ dội, triều cường dâng cao, nước biển tràn vào sâu trong đất liền gần 1km.

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão - 2

10h35, Phóng viên Dân trí đang di chuyển từ xã Cẩm Nhượng, qua thị trấn Thiên Cầm, đến Cẩm Dương, Cẩm Hòa của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cây cối bị bão quần nát, gãy đổ ở nhiều nơi. Hiện nhiều tuyến đường việc đi lại là rất khó khăn do mái tôn, cây cối bị đánh bay, gãy đổ chấn ngang đường.

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão - 3

10h30, tại huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, ông Lê Minh Tuấn, Bí thư kiêm Chủ tịch cho biết, hiện địa bàn có mưa, gió đạt cấp 7. Do gió lớn nên có nhiều nhà dân bị tốc mái. Tuy nhiên, người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.

10h25: Tại huyện Vĩnh Linh, thông tin với báo chí, ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện thống kê sơ bộ có 100 nhà dân tại các vùng phía Đông như Cửa Tùng, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái… bị tốc mái. May mắn không có thương vong về người.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích cây cao su tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh bị gãy đổ, cùng cây cối bị hư hại.

“Dù bão chưa vào nhưng thiệt hại về kinh tế đã rất lớn”, ông Hùng nói.


Cây cao su đổ tại xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh

Cây cao su đổ tại xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh

Tại huyện Đakrông, thông tin ban đầu có gần 30 nhà tốc mái. Tại huyện Hướng Hóa cũng có mưa rất to.

Tại thị xã Kỳ Anh, các cơ quan chức năng cho biết trên địa bàn đã có gió cấp 11, cấp 12 giật cấp 13 kèm theo mưa to. Toàn thị xã Kỳ Anh mất điện. Hai trường mầm non Kỳ Hà và Kỳ Thịnh cùng nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều cột điện bị đổ gãy.

Hình ảnh bão số 10 quần thảo ở Hà Tĩnh (Video: Văn Dũng)

10h21: hình ảnh của cơn bão số 10 dù chưa đổ bộ đã thật khủng khiếp. Gió kèm mưa rất lớn giật mạnh. Có thể cảm nhận sức mạnh của cơn bão qua hàng loạt mái che của các nhà hàng rung đập liên hồi. Cây cối nghiêng ngả trong bão...

Nghệ An mưa lớn, gió giật rất mạnh. Khu vực Cửa Lò nước biển tràn vào khu dân cư cách bờ biển đến 500m.

10h, tâm bão: 17,70N-106,70E; ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11- 12, giật cấp 14-15.

Thông tin mới nhất từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, cơn bão số 10 mới chớm gần đất liền, vẫn "lởn vởn" ở ngoài khơi. Tuy nhiên do cường độ bão quá mạnh, sức gió lớn khiến người dân có cảm giác như bão đã đổ bộ vào đất liền.


Người dân di chuyển khó khăn trong mưa bão...

Người dân di chuyển khó khăn trong mưa bão...


... ở Nghệ An...

... ở Nghệ An...


... Quảng Trị.

... Quảng Trị.

9h50: Tại xã Đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, gió quật rất mạnh. Tại Nghệ An, gió giật mạnh kèm theo mưa lớn đã cuốn đổ một cột điện cạnh quốc lộ 46 đi Cửa Lò. Ngay lập tức cơ quan chức năng đã điều động xe cẩu đến thu dọn hiện trường, chằng néo cột điện, đảm bảo an toàn giao thông.

Người dân gò lưng dắt xe trong gió bão ở Thanh Hóa (Video: Duy Tuyên)

Tại Quảng Bình, gió giật mạnh khiến cổng trang trí tại trung tâm TP Đồng Hới đổ sập, giao thông ách tắc cục bộ.


Cổng chào đổ sập chặn toàn bộ đường. (Ảnh: Đặng Tài)

Cổng chào đổ sập chặn toàn bộ đường. (Ảnh: Đặng Tài)

Tại huyện miền núi Nam Đông tỉnh TT.Huế, mưa khá lớn hơn 100mm đã gây ngập úng, nước tràn vào 12 hộ dân ở thị trấn Khe Tre. Các hộ dân này nằm trong khu vực công trường đường Hồ Chí Minh đang thi công. Công tác khắc phục đang được khẩn trương tiến hành.

Tại Hà Tĩnh, nước biển dâng cao kèm nước từ trên thượng nguồn đổ về khiến nhiều địa bàn thấp trũng tại Cửa Nhượng đã bị ngập sâu.


Ngập nặng ở Hà Tĩnh (Ảnh: Văn Dũng)

Ngập nặng ở Hà Tĩnh (Ảnh: Văn Dũng)

9h44: Trao đổi nhanh với PV Dân trí, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khoảng 10h sáng nay (15/9), bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An - Quảng Trị. Tuy nhiên, tâm bão sẽ đổ bộ vào khu vực phía Nam của Đèo Ngang.

"Chỉ còn ít phút nữa là bão đổ bộ vào đất liền, hiện bão đang ở vùng biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị" - đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương nói.

9h36: Tại khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá đang có gió giật rất mạnh kèm mưa lớn. Nhiều phương tiện xe máy lưu thông trên đường đã không thể di chuyển, người dân đứng trụ lại trên đường, nỗ lực để không bị gió thổi bay.

Gió như muốn thổi bay người ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa (Video: Duy Tuyên)


(Ảnh: Văn Dũng)

(Ảnh: Văn Dũng)

9h25: Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình cho biết, hiện tại trên tuyến QL1A, lực lượng CSGT đã chốt chặn và dừng tất cả các phương tiện giao thông đang lưu thông trên tuyến đường này.

Tất cả các tuyến tàu hoả đi qua Quảng Bình cũng đã được dừng lại ở các ga tàu gần nhất.

"Hiện tại nhiều tuyến đường ở Đồng Hới đã mắc kẹt do ngập nước và cấy cối gãy đổ. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, chúng tôi đã bố trí lực lượng CSGT và các đơn vị liên quan chốt chặn 24/24 giờ, đồng thời kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra", ông Hải cho hay.

8h56: Trao đổi nhanh với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Hiện tại ông đang có mặt tại huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh, ở đây đang có gió mạnh, mưa lớn. Tâm bão đang cách Đèo Ngang khoảng 40km, khu vực này đang bị ảnh hưởng rất lớn từ cơn bão.

Tình hình mưa lớn tại khu vực này còn kéo dài đến đêm nay (15/9).


Chủ tịch tỉnh Quảng Trị thăm hỏi bà con sơ tán bão tại huyện Cam Lộ. (Ảnh: Đăng Đức)

Chủ tịch tỉnh Quảng Trị thăm hỏi bà con sơ tán bão tại huyện Cam Lộ. (Ảnh: Đăng Đức)

Ông Nguyễn Cường, trú tại Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị chia sẻ, ông và mọi người sơ tán đến trường TH Nguyễn Viết Xuân để đảm bảo an toàn. Mọi sinh hoạt, nhu yếu phẩm, thuốc men được trang bị đầy đủ.

8h50: Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có mưa rất to kèm theo gió mạnh. Nhiều cây cối, biển quảng cáo đã bị đổ gãy.

Tại khu vực âu thuyền xã Kỳ Lợi, nhiều ngư dân đang cố gắng chằng chèo, kéo tàu vào sát bờ trước khi bão đổ bộ.


Người dân Cửa Lò - Nghệ An cố gắng đưa thuyền thúng vào sâu trong bờ (Ảnh: Nguyễn Duy)

Người dân Cửa Lò - Nghệ An cố gắng đưa thuyền thúng vào sâu trong bờ (Ảnh: Nguyễn Duy)


Những thiệt hại do bão ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) (Ảnh: Xuân Sinh)

Những thiệt hại do bão ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) (Ảnh: Xuân Sinh)

Tin từ thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) có hơn 250 nhà bị tốc mái, do ảnh hưởng của trận gió lốc lớn đêm qua.


Một công trình nhà dân bị đổ sập tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Đại Dương)

Một công trình nhà dân bị đổ sập tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Đại Dương)

Bão số 10 chưa vào đất liền nhưng đã gây nhiều thiệt hại nặng nề (Video: Đặng Tài)

8h30: Tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), trời đang mưa rất to. Đã có một số nhà dân bị tốc mái. Nhiều diện tích cao su bị gãy đổ.

Đặc biệt, tại các vùng biển như Cửa Việt, Cửa Tùng có gió giật mạnh. Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Quảng Trị, trong đêm 14/9, rạng sáng 15/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to, lượng mưa từ 100-200 mm, một số nơi trên 200 mm. Mực nước các sông đang ở báo động cấp 1.

Hiện tại ở Cửa Việt, có hai tàu vận tải 3.000 tấn đang cập cảng. Theo quy định, tàu lớn không được neo đậu tại đây vào thời điểm này nhưng vì tình thế cấp bách nên các đơn vị liên quan đang tìm cách tháo gỡ.

Mưa gió lớn tại Vĩnh Linh - Quảng Trị (Video: Đăng Đức)


Chủ tịch UBND tỉnh Quảng trị đi chỉ đạo công tác ứng phó bão (Ảnh: Đăng Đức)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng trị đi chỉ đạo công tác ứng phó bão (Ảnh: Đăng Đức)

Huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) gió bắt đầu to dần và sóng biển dội cao hơn 1m. Nước biển đã tràn vào nhiều nhà hàng dọc ven biển Hải Hoà.

Hình ảnh mưa bão ở Thanh Hóa (Video: Duy Tuyên)

8h10: Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị), ông Lê Minh Tuấn, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Cồn Cỏ, trao đổi với PV Dân trí cho biết, hiện toàn bộ người dân đã được sơ tán đến trụ sở huyện. Các lực lượng vũ trang di chuyển về đồi 37. Sức gió ở đảo giật cấp 12, 13. Chưa có ảnh hưởng về người.

Nước biển dâng cao tại biển Cửa Hội (Nghệ An), tràn vào các ki ốt ven biển.

Nước biển dâng cao chừng nửa mét ở Cửa Hội sáng 15/9 (Video: Nguyễn Duy)

Cùng thời điểm, thông tin từ Hà Tĩnh cho biết, hơn 100 hộ dân mắc kẹt ở thôn Nguyễn Huệ (Kỳ Anh) đã được sơ tán về nơi an toàn.

Thiệt hại bão số 10 ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Tại Đồng Hới, Quảng Bình, mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ngập sâu. Gió giật mạnh làm nhiều biển quảng cáo bị hư hỏng.


(Ảnh: Đặng Tài)

(Ảnh: Đặng Tài)

8h: Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng thông tin nhanh, sáng nay tranh thủ bão chưa vào, một số cơ sở nuôi tôm tại Nghi Xuân và Thạch Hà, Cẩm Xuyên đang khẩn trương thu hoạch tôm. Một số cơ sở nếu theo đúng chu kỳ thì khoảng 1 tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch nhưng quyết định thu non để chạy bão.


Thu hoạch tôm chạy bão (Ảnh: Văn Dũng)

Thu hoạch tôm chạy bão (Ảnh: Văn Dũng)

7h48: Quảng Bình mưa mỗi lúc một to hơn, cây cối nhiều nơi bật gốc, gãy đổ; cột đèn đường cũng đổ gục.

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão - 18

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão - 19


Bão chưa vào nhiều nơi đã tơi tả. (Ảnh: Đặng Tài)

Bão chưa vào nhiều nơi đã "tơi tả". (Ảnh: Đặng Tài)

7h22: Sóng biển Nhật Lệ (Quảng Bình) dồn dập, trời vẫn đang mưa rất to, gió giật mạnh.

Hình ảnh biển Nhật Lệ trước bão số 10 (Video: Đặng Tài)


Gió giật mạnh tại biển Thiên Cầm. Toàn bộ khu du lịch này hiện không còn người dân do đã di chuyển hết trong đêm. (Ảnh: Văn Dũng)

Gió giật mạnh tại biển Thiên Cầm. Toàn bộ khu du lịch này hiện không còn người dân do đã di chuyển hết trong đêm. (Ảnh: Văn Dũng)

Sóng gió rất mạnh ở Thiên Cầm sáng 15/9 (Video: Văn Dũng)


Một biển quảng cáo bị gió quật đổ ở biển Thiên Cầm. (Ảnh: Văn Dũng)

Một biển quảng cáo bị gió quật đổ ở biển Thiên Cầm. (Ảnh: Văn Dũng)

7h15: Theo thông tin PV Dân trí vừa cập nhật, hiện có hơn 100 hộ dân ở thôn Nguyễn Huệ, nằm ngay sát mép biển xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang bị mắc kẹt, chưa được di chuyển đến nơi an toàn.

Từ sáng sớm nay người dân đã liên hệ cơ quan chức năng điều động xe tới di dân song đến thời điểm này công tác di dân vẫn chưa được triển khai.

7h, tại xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã có thiệt hại về tài sản. Một số nhà đã bị gió đánh tốc mái, đánh sập tường.


Ngôi nhà cấp 4 bị gió đánh tốc mái, sập tường. (Ảnh: Văn Dũng)

Ngôi nhà cấp 4 bị gió đánh tốc mái, sập tường. (Ảnh: Văn Dũng)

Thời điểm này tại vùng biển cửa Lò, Nghệ An đã xuất hiện mưa lớn gió giật mạnh, nước biển dâng cao, sóng đánh mạnh.


Một ngôi nhà được trang bị khá kỹ trước bão ở Cửa Lò (Ảnh: Nguyễn Duy)

Một ngôi nhà được "trang bị" khá kỹ trước bão ở Cửa Lò (Ảnh: Nguyễn Duy)

Biển Cửa Lò gió mạnh, sóng đánh cao, dạt sâu vào bờ lúc hơn 7h sáng 15/9 (Video: Nguyễn Duy)


Biển Cửa Lò sáng nay (Ảnh: Nguyễn Duy)

Biển Cửa Lò sáng nay (Ảnh: Nguyễn Duy)

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 07h ngày 15/9, tâm bão ở 17,60N-107,50E; cách Đèo Ngang khoảng 120km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Ghi nhận của PV Dân trí tại Quảng Bình thời điểm 6h40, trời mưa to, gió lớn, nhiều cây cối đã gãy đổ.


Gió giật gãy cây xanh ở Quảng Bình. (Ảnh: Đặng Tài)

Gió giật gãy cây xanh ở Quảng Bình. (Ảnh: Đặng Tài)

Mưa gió mạnh ở Quảng Bình sáng 15/9 (Video: Đặng Tài)

6h36, trao đổi cùng PV Dân trí, ông Nguyễn Hữu Thành, 60 tuổi, trú xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nhận định, với tình hình thời tiết hiện tại, nhiều khả năng tâm bão sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh.

Sóng biển dạt mạnh ở Thiên Cầm - Hà Tĩnh trước cơn bão số 10 (Video: Văn Dũng)

Cùng thời điểm, Nghệ An có mưa vừa đến mưa to. Mưa từng đợt kèm theo gió thổi mạnh. Gần 6h sáng nhưng trời còn tối, đường phố khá vắng vẻ, khác với thường ngày.

Quảng Trị có mưa lớn và gió nhẹ từ khoảng 4h sáng.


Gió rít liên hồi ở Hà Tĩnh (Ảnh: Văn Dũng)

Gió rít liên hồi ở Hà Tĩnh (Ảnh: Văn Dũng)

Hà Tĩnh sáng nay có mưa lớn, gió giật mạnh

Mưa gió ở Quảng Trị sáng 15/9 (Video: Đăng Đức)


Mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ tại xã Cẩm Nhượng. Tại thôn Nam Hải, viêc di chuyển của người dân đi tránh bão từ sáng sớm gặp khó khăn do gió giật, mưa lớn và ngập úng.

Mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ tại xã Cẩm Nhượng. Tại thôn Nam Hải, viêc di chuyển của người dân đi tránh bão từ sáng sớm gặp khó khăn do gió giật, mưa lớn và ngập úng.

Bắc miền Trung mưa trắng trời, gió giật dữ dội trong bão - 29


Biển Thiên Cầm lúc 6h10 sáng nay. (Ảnh: Văn Dũng)

Biển Thiên Cầm lúc 6h10 sáng nay. (Ảnh: Văn Dũng)


Nghệ An sức gió và mưa đều nhẹ hơn. (Ảnh: Hoàng Lam)

Nghệ An sức gió và mưa đều nhẹ hơn. (Ảnh: Hoàng Lam)

Hiện tượng gió mạnh ở Thiên Cầm đã xuất hiện từ đêm qua với cường độ nhẹ hơn.

Bão tiến vào gần bờ, vùng đất liền ven biển xuất hiện gió giật mạnh.

Trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 10 tại Nghệ An vào tối qua, 14/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là cơn bão được dự báo rất mạnh, đề nghị Nghệ An tập trung triển khai các phương án chủ động ứng phó, trong đó ưu tiên cao nhất việc sơ tán, di dời dân khỏi những vùng có nguy cơ mất an toàn khu vực ven biển, vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở cao.

Có biện pháp đảm bảo an toàn trên biển, an toàn tàu thuyền và có các biện pháp gia cố, bảo vệ các công trình nhà ở, bệnh viện, trường học, công sở, các tháp cao, hệ thống điện, gia cố các tuyến đê sông, đê biển; đảm bảo an toàn hồ đập, thủy lợi, thủy điện khi có bão xảy ra.


Người dân Cửa Lò chạy bão chiều ngày 14/9. (Ảnh: Hoàng Lam)

Người dân Cửa Lò chạy bão chiều ngày 14/9. (Ảnh: Hoàng Lam)

Nhóm phóng viên miền Trung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm