Kinh nghiệm điều trị các bệnh về dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể xuất hiện ở nhiều người dưới mọi lứa tuổi. Đau dạ dày thường kèm theo các bệnh liên quan như: viêm dạ dày tá tràng, đau dạ dày cấp, loét dạ dày… khiến cho người bệnh thấy đau âm thầm, khó tiêu mọi lúc mọi nơi.

Trải qua 4 đời điều trị chuyên khoa về các bệnh dạ dày của gia đình, cộng với kinh nghiệm rút ra trong quá trình chữa bệnh hàng ngày cho người bệnh trên mọi miền tổ quốc, nên Lương Y Nguyễn Đức Khoa, trưởng phòng chẩn trị YHCT Nguyễn Đức Khoa có những chia sẻ hữu ích cho những bệnh nhân mắc căn bệnh dạ dày.

Kinh nghiệm điều trị các bệnh về dạ dày - 1

1.Trị bệnh khi bệnh chưa hình thành

- Dạ dày sợ nhất là lạnh, đặc biệt nhạy cảm với lạnh: người mắc bệnh về dạ dày nên ăn những món ăn ấm, kiêng ăn lạnh một cách tối đa. Vì khi dạ dày bị thực phẩm lạnh hoặc thời tiết tấn công sẽ bị kích thích mạnh, rất dễ bị co rút, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Đường ruột sợ nhất là uống thuốc bừa bãi:đường ruột của mỗi người đều có một kháng thể tự nhiên để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.Vì vậy khi uống thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh sẽ khiến cho một số các vi khuẩn nội tại sẽ bị phá hủy, làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột, tạo thành bệnh viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh.

2.Chữa bệnh phải chữa tận gốc

Dân gian có câu “đánh rắn giữa khúc” cũng không khác gì ta điều trị bệnh nửa vời sẽ để lại hậu quả nặng nề về lâu dài. Vì vậy lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày khi bệnh đã chuyển sang mãn tính ( trên 6 tháng) thì khi điều trị phải hết sức cẩn thận và kiên trì điều trị. Do chu trình thay đổi từ một tế bào cũ- tế bào tổn thương sang một tế bào mới hoàn toàn khỏe mạnh là 90 ngày nên với những bệnh nhân bệnh dạ dày cần kiên trì tối thiểu là 3 tháng, thậm chí có thể dài hơn do đặc điểm cơ địa từng người.

3. Thầy và thuốc giúp bệnh nhân được 7 phần, 3 phần còn lại do người bệnh tự cứu mình.

Đó chính là những yếu tố cùng tác động đồng thời trong qua trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đầu tiên là bệnh nhân cần có trạng thái tâm sinh lí thoải mái ( người bệnh dạ dày suy nghĩ càng nhiều thì càng dễ tăng tiết axit dạ dày). Sau đó là một chế độ vận động hợp lí ( người bệnh càng chịu khó tập thể dục, nhất là đi bộ thì đề kháng cơ thể càng cao và càng tốt cho quá trình phục hồi ổ viêm loét dạ dày). Cuối cùng là bản thân bệnh nhân cần một chế độ ngủ nghỉ khoa học, đặc biệt là chế độ ngủ. Bệnh nhân dạ dày càng ngủ sớm thì càng tốt cho quá trình điều trị bệnh dạ dày, vì khi thức khuya cũng làm tăng tiết axit, cũng sẽ làm cho quá trình điều trị bệnh dạ dày gặp khó khăn hơn.

4. Bài thuốc Đông y

Với hơn 14 vị thuốc khác nhau (vị thuốc mang tính âm, tính dương và tính điều hòa), bài thuốc Đông Y này có thể mang lại sức khỏe cho nhiều bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có thể kể đến một vài vị thuốc cơ bản sau như: đương quy, sinh khương, lá khôi, hoàng kỳ, trần bì, đại hoàng, chỉ xác, cam thảo cùng một số thảo dược khác được kết hợp theo một tỉ lệ vô cùng hợp lí ( đây cũng chính là bí quyết trong bài thuốc của gia đình). Mỗi loại thảo dược đều được sơ chế và xử lí theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn và tính năng của từng loại thảo dược.

Bài thuốc này có thể thay thế lớp tế bào bị tổn thương, tế bào bị viêm loét bằng một lớp tế bào mới khỏe mạnh, giúp hạn chế tối đa bệnh tái phát. Đồng thời, với hệ thống đường ruột bài thuốc giảm thiểu số lượng vi khuẩn bất lợi và tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi phát triển, tạo sự cân bằng và ổn định cho đường ruột.

Lương Y Nguyễn Khoa, trưởng phòng chẩn trị YHCT Nguyễn Đức Khoa.

Điện thoại bác sĩ: 091.851.3102