1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tác dụng ngược của âm mưu vụ ám sát Đại sứ Nga

Nga soạn thảo "Tuyên bố Moscow", thúc đẩy đàm phán với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ về giải quyết khủng hoảng Syria.

Ngày 20/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, các chuyên gia Nga đang thực hiện soạn thảo "Tuyên bố Moscow", được xem như lộ trình để chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria.

Phát biểu tại một cuộc họp với những người đồng cấp của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow, ông Shoigu nêu rõ tài liệu này nhằm mục đích đạt được một lệnh ngừng bắn ở Syria.


Đàm phán 3 bên về tình hình Syria.

Đàm phán 3 bên về tình hình Syria.

"Mọi nỗ lực trước đó của Mỹ cùng các đối tác nhằm thống nhất nỗ lực phối hợp hành động chắc chắn đã thất bại. Không ai trong số họ gây được ảnh hưởng thực sự tới tình hình thực địa" - ông Shoigu nhấn mạnh.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều sẵn sàng giúp thực hiện một thỏa thuận giữa chính quyền Syria và phe đối lập. Moscow, Ankara và Tehran sẽ không dừng các mối liên hệ với những quốc gia khác và mời họ tham gia vào tiến trình giải quyết xung đột cho Syria.

Theo ông Lavrov, cả 3 nước ủng hộ "Tuyên bố Moscow" nhằm khôi phục hòa đàm Syria, cũng như quyên tắc về toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Cùng ngày, đàm phán 3 bên Nga - Thổ - Iran về tình hình ở Syria diễn ra tốt đẹp. Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay, ông và 2 đồng nghiệp Iran Mohammad Javad Zarif và LB Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về việc tiến hành một lệnh ngừng bắn ở thành phố Aleppo, Syria cũng như mở rộng lệnh này sang các khu vực khác trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau theo định dạng này. Bản thân cuộc gặp đã là một sự kiện quan trọng. Chúng tôi bàn về việc làm thế nào để giảm nhẹ khủng hoảng nhân đạo tại Aleppo, đồng thời đảm bảo việc sơ tán dân thường và các thời khắc chính trị diễn ra suôn sẻ” – ông Cavusoglu nói.

Theo đó có tổng cộng 37.000 người đã được sơ tán khỏi Aleppo.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: “Nga đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này. Hôm 20/12, các bên cũng thảo luận về việc duy trì một lệnh ngừng bắn tại Aleppo cũng như mở rộng lệnh này sang các khu vực khác trên lãnh thổ Syria”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif bày tỏ hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Syria, đồng thời khẳng định, không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột của Syria, chỉ có duy nhất một giải pháp chính trị.

Sơ tán dân thường và phiến quân ở Aleppo.
Sơ tán dân thường và phiến quân ở Aleppo.

Sự đoàn kết về các thỏa thuận giữa 3 nước ở Aleppo ngày một đến gần khiến chính quyền ông Bashar Al-Assad không khỏi lạc quan.

Người phát ngôn Liên hợp quốc Jens Laerke ngày 20/12 cho biết Chính phủ Syria đã cho phép Liên hợp quốc cử thêm 20 nhân viên đến khu vực phía Đông thành phố Aleppo, nơi họ sẽ giám sát hoạt động sơ tán hàng nghìn người đang diễn ra.

Động thái này sẽ gần như tăng gấp ba số lượng nhân viên quốc tế hiện được triển khai tại Aleppo, với nhiệm vụ giám sát hoạt động sơ tán. Cho đến nay khoảng 750 người đã được sơ tán khỏi hai làng Foua và Kefraya của Syria.

Nga - Thổ đoàn kết sau vụ ám sát Đại sứ Nga

Cuộc đàm phán 3 bên vẫn diễn ra với những tuyên bố đầy suôn sẻ ít nhất không báo hiệu cho một sự bất hòa nào giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới quan sát vẫn cố gắng dự đoán phản ứng trả đũa kế tiếp của Moscow sau vụ đại sứ Andrey Karlov. Thậm chí, Foreign Policy còn nêu lên 5 kịch bản mà tình hình có thể leo thang sau vụ ám sát nhưng cho tới thời điểm hiện nay, có thể thấy chỉ duy nhất một khả năng kịch bản đưa ra là chính xác.

Một là, tin tặc Nga tăng cường tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nếm trải hậu quả của những vụ tin tặc tấn công trước đây. Ngày 7/12, Wikileaks công bố hơn 57.000 email của Berat Albayrak, Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên nước này, cũng là con rể của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Với những tín hiệu cho thấy Nga có thể đã bắt tay với Wikileaks để phơi bày các email trong nhiều vụ việc trước đây, tin tặc Nga có thể sẽ tăng cường tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, hé lộ nhiều hơn những bí mật về nhóm người vây quanh Tổng thống Erdogan.

Vụ ám sát Đại sứ Nga dự báo ảnh hưởng nặng nề quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ ám sát Đại sứ Nga dự báo ảnh hưởng nặng nề quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai là, trừng phạt kinh tế. Điều này từng xảy ra hồi tháng 11/2015, khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga ở gần biên giới Syria. Để trả đũa, Nga đã áp đặt cấm vận với nhiều hàng hoá Thổ Nhĩ Kỳ, khiến xuất khẩu từ nước này sang Nga giảm mạnh đến 737 triệu USD trong một giai đoạn ngắn.

Dự án đường ống dẫn khí đốt, công trình được Nga - Thổ hoan nghênh là biểu tượng quan hệ hợp tác chiến lược, từng bị tạm hoãn. Tình hình kinh tế chỉ được cải thiện cho đến khi Tổng thống Erdogan công khai xin lỗi về vụ việc vào tháng 6/2016.

Ba là, trấn áp các nhóm đối đầu. Sau vụ âm mưu đảo chính bất thành hồi tháng 7, Tổng thống Erdogan đã bắt giữ hàng nghìn người trong bộ máy của mình bị cáo buộc là liên quan. Nhân sự vụ này, cả hai nước sẽ tận dụng cơ hội để trấn áp những nhóm đối đầu với mình trong chính quyền.

Đây có lẽ là một kịch bản được cho là có khả năng xảy ra hơn cả.

Bốn là, lệnh ngừng bắn ở Aleppo sụp đổ. "Đừng quên Syria! Đừng quên Aleppo" là những câu nói cuối cùng của kẻ ám sát Đại sứ Nga.

Mục đích của y đã rõ nhưng điều y mong muốn thì đã thất bại. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đoàn kết với nhau về thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Aleppo.

Foreign Policy cho rằng, vụ ám sát Đại sứ có thể khiến hai nước quay lưng với nhau, từ đó dẫn đến lệnh ngừng bắn ở Aleppo bị đổ vỡ, hoặc dẫn đến những cuộc chiến mới có thể xảy ra ở bất kỳ đâu tại Syria.


Ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng không gay gắt chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng không gay gắt chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ

Năm là, Nga liên kết với phiến quân người Kurd. Nga có khả năng sẽ không phát động cuộc chiến tranh trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ bởi đây là một thành viên NATO, nhưng Moscow có thể kết bạn với đối thủ của Ankara để đối đầu lại.

Kịch bản này sẽ là điều lo ngại lớn nhất của Ankara khi Tổng thống Ergogan luôn coi lực lượng dân quân người Kurd là khủng bố và tuyên bố tiêu diệt. Phiến quân người Kurd cũng đã chủ mưu tấn công phá hoại Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016 tăng nhanh về số vụ, gây ra nhiều thương vong.

Mới ngày 17/12, một xe bom phát nổ ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ khiến 13 binh sĩ thiệt mạng và 55 người bị thương. V

Vào ngày 11/12, hai vụ đánh bom liều chết ở thành phố Istanbul khiến 39 người chết và 154 người bị thương. Một nhóm phiến quân người Kurd đã tuyên bố tổ chức vụ tấn công này.

Theo Đông Phong

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm