1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

NATO bị giải thể?

Tờ báo Đức Freitag vừa bình luận rằng, việc giải thể NATO sẽ là điều có lợi cho toàn thế giới. Thế nhưng điều này có thể xảy ra hay không?

Báo Đức: NATO nên bị giải thể

Người phụ trách chuyên mục bình luận chính trị của tạp chí Đức Der Freitag Jacob Ryman mới đây đã nêu ý kiến rằng, lập trường "hiếu chiến" của NATO tại đấu trường quốc tế hiện nay không chỉ là mối đe dọa với Nga mà còn đang trở thành mối đe dọa hòa bình ở châu Âu.

Vị chuyên gia này cho rằng, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Tổ chức Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương đang đối mặt với "cuộc khủng hoảng bản sắc" nghiêm trọng. Tác giả chỉ ra rằng sau sự tan rã của khối Hiệp ước Warsaw, NATO đã biến thành "di tích của quá khứ".

Ông khẳng định rằng, việc giải thể đúng thời điểm của NATO có thể là đóng góp quan trọng nhất của các nước phương Tây đối với sự nghiệp hòa bình trên thế giới. "Lần duy nhất trong lịch sử chúng ta có một cơ hội để bắt đầu việc giải trừ vũ khí chung, để bắt đầu phi quân sự hóa toàn diện" - Ryman viết.

Tuy nhiên, NATO đã từ chối con đường "hòa bình" cho nhân loại, điều này được xác nhận bằng các con số rõ ràng như trong tài khoản của các nước NATO tập trung tới 60% tất cả mọi chi phí quân sự trên thế giới.

Nhà bình luận của Đức cũng nói đến vấn đề mở rộng NATO về phía Đông (nghĩa là nhằm hình thành một vòng vây bao quanh nước Nga) là điều phi lí. Theo ông, điều đó "không có gì liên quan với việc bảo vệ nền dân chủ và giá trị tự do" mà chỉ là hành động mang tính thù địch.

Khi bức tường Berlin sụp đổ 26 năm trước, người ta tưởng rằng sự thống nhất thế giới đã đến, nhưng cho đến nay sự rạn nứt của châu Âu vẫn không được khắc phục, những bức tường vô hình đang di chuyển về phía Đông, bao vây lãnh thổ nước Nga, tạo nên sự đối đầu mới giữa Nga và NATO.

Sau đối thủ Liên Xô, NATO hiện coi Nga là địch thủ nguy hiểm nhất
Sau đối thủ Liên Xô, NATO hiện coi Nga là "địch thủ" nguy hiểm nhất

Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ, thế giới không còn sự đối đầu thời chiến tranh lạnh, nhưng Khối đồng minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương... vẫn tồn tại, bất kể đối thủ của nó là Khối Đồng minh Quân sự Warszawa ... đã sụp đổ từ lâu.

Ryman cho rằng, liên minh đang cố tình tìm kiếm cớ để làm suy thoái quan hệ với Nga nhằm khiến nước Nga không bao giờ khôi phục được vị thế hùng mạnh của Liên Xô trong quá khứ, trở thành một đối thủ nguy hiểm nhất đối với họ trên toàn cầu, bất kể là hiện nay Nga không nuôi ý định đó.

Ý kiến của vị chuyên gia Đức được đưa ra trong bối cảnh tương lai của NATO đang bị nghi ngờ sau khi xuất hiện những lời chỉ trích về sự yếu ớt và vô tác dụng của khối này, đặc biệt là những phát ngôn của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian qua.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần mô tả khối Bắc Đại Tây Dương là một tổ chức lỗi thời, một sản phẩm thiếu hoàn thiện do xuất phát từ tư duy của thời chiến tranh lạnh.

Trong chiến dịch vận động tranh cử và sau thắng lợi trong cuộc bầu cử, ông đã nhiều lần tuyên bố rằng, NATO là một liên minh quân sự "quá tốn kém". Rõ ràng, ông Trump có ý định thực hiện những thay đổi lớn trong NATO. Nhưng liệu trong tương lai khối này có bị giải tán hay không?

Các chính khách và giới bình luận đều có chung nhận định là, mặc dù vấp phải nhiều chỉ trích và bị sức ép từ chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng NATO sẽ không bao giờ bị giải tán.

Theo giới phân tích, lí do quan trọng nhất là NATO đã tìm thấy cho mình “mối đe dọa mới” là Nga.

Các quan chức Nga luôn cho rằng, NATO được thành lập là nhằm đối phó với sự đe dọa từ khối Warszawa... do Liên Xô lãnh đạo. Do đó, khi khối này giải tán... thì NATO cũng phải chấm dứt sứ mệnh của mình.

Ngoại trưởng Nga Lavrov đã từng cáo buộc, sau khi khối Warszawa tan rã, NATO không những không chịu giải tán mà đang tiếp tục mở rộng thêm quy mô của mình, liên tục dịch chuyển về phía Đông, đồng thời tìm đủ mọi lí do bao biện cho sự tồn tại của khối này.

Hai bên đã ký “Hiệp ước về mối quan hệ lẫn nhau, về sự hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào năm 1997”. Tài liệu này chỉ rõ, trên lãnh thổ các thành viên mới của NATO không được phép bố trí lực lượng chiến đấu dài hạn.

Ông Lavrov cho biết, khi thống nhất nước Đức và khi Nga tách ra từ Liên bang Xô viết, phương Tây từng cam kết với Liên Xô và Nga rằng, NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông, không bố trí căn cứ quân sự và vũ khí hạng nặng trên lãnh thổ các nước thành viên mới.

Tuy nhiên, đã 25 trôi qua, NATO không những không giải thể mà còn ngày càng phình ra, liên tục lôi kéo các nước đông Âu và Liên Xô cũ gia nhập khối, xây dựng thêm hàng trăm căn cứ quân sự lớn nhỏ, nhằm siết chặt vòng vây xung quanh Nga.

Các căn cứ quân sự Mỹ-NATO đang phủ kín thế giới, đặc biệt là vây quanh Nga
Các căn cứ quân sự Mỹ-NATO đang phủ kín thế giới, đặc biệt là vây quanh Nga

Vấn đề thứ hai ngăn cản việc NATO bị giải tán là mặc dù tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng nhiều lần chỉ trích NATO, nhưng Mỹ còn cần khối đồng minh quân sự này cho những sứ mệnh quân sự chưa bao giờ ngừng nghỉ của mình ở khắp nơi trên thế giới.

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù những lời bình luận của ông Trump có nhiều điều không dễ chịu về NATO, nhưng chắc chắn một điều là không sớm thì muộn Donald Trump và khối này sẽ thu xếp được quan hệ, mà phần nhiều là NATO sẽ phải nhượng bộ Mỹ.

Trump từng nói rằng, NATO đã lỗi thời vì không chú ý đến vấn đề chủ nghĩa khủng bố, lỗi thời bởi tạo lập từ nhiều năm cho những mục đích khác. Điều này là hoàn toàn đúng bởi NATO được thành lập để trở thành liên minh phòng thủ, nhưng nó đã trở thành một liên minh tấn công toàn cầu.

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ chưa bao giờ đòi NATO phải giải thể hoặc nói là nó đã “hết thời” mà Trump chỉ nhấn mạnh rằng, NATO đã “lỗi thời”. Điều này có nghĩa là NATO cần tái xây dựng và cải tổ để thích nghi với những điều kiện mới, hoàn cảnh mới.

Về bản chất, ông này trước hết là hướng tới sự điều chỉnh “cân bằng về tài chính” trong nội khối giữa Mỹ và các đồng minh chủ chốt thuộc Liên minh châu Âu, thứ đến là “cải thiện” mối quan hệ với Nga, giữ vững những nguyên tắc cơ bản nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt, ví dụ như có thể hợp tác trong những lĩnh vực không gây nguy hại cho các đồng minh của khối.

Theo Huy Bình

Đất Việt