1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ hy sinh bỏ người Kurd hay Thổ Nhĩ Kỳ?

Mỹ sẵn sàng hy sinh người Kurd làm mồi nhử phá quan hệ thân cận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nhưng mục đích vẫn là kiến tạo Syria rối loạn?

Đòn hy sinh trước sự kết hợp Nga- Thổ

Trong khi vẫn hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd ở Bắc Syria, Mỹ đã ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách yểm trợ lực lượng xe tăng Thổ tham gia sâu vào lãnh thổ Syria và tấn công lực lượng người Kurd.

Sự hy sinh "đồng minh" này đối với người Kurd là khó thể chấp nhận và không nổi giận nhưng về phía Mỹ, đây quả thực là "một mũi tên trúng hai con chim", chuyên gia độc lập về vấn đề Trung Đông Jean Perier nhận định.

Ông nói: Người Kurd Syria đã trở thành "con bài mặc cả" của Mỹ trong cuộc đàm phán với Ankara.

Rõ ràng là như vậy. Bởi "bằng cách ném người Kurd Syria xuống dưới gầm xe buýt đang chạy, Nhà Trắng đã không chỉ muốn hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn Ankara tăng cường quan hệ với Moscow", vị chuyên gia nói.

Người Mỹ sẽ không lấy gì làm hài lòng với mối quan hệ thân cận này. Ảnh: Sputnik
Người Mỹ sẽ không lấy gì làm hài lòng với mối quan hệ thân cận này. Ảnh: Sputnik

Ông Jean Perier nhấn mạnh rằng việc tái lập quan hệ Nga-Thổ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho Mỹ lo ngại.

Hơn nữa, tuyên bố của Ankara rằng cuộc xung đột Syria không thể được giải quyết mà không có sự tham dự của Nga rõ ràng là trái ý chính quyền của Tổng thống Obama.

Thêm nữa, dường như cố tình “đổ thêm dầu vào lửa”, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lại thông báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ghé thăm Ankara ngày 31/8.

Chính những phát ngôn này khiến Mỹ không thể ngồi yên và quyết định phải hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng rõ ràng là lý do Washington cử Phó Tổng thống Joseph Biden đầy ảnh hưởng, chứ không phải Ngoại trưởng John Kerry, đến Ankara để cải thiện quan hệ với chính phủ Erdogan.

Điều này cũng làm giảm đáng kể mức độ đòi hỏi của Ankara về việc dẫn độ tự giáo sĩ lưu vong Muhammed Fethullah Gulen, khi Mỹ làm cho vấn đề dẫn độ thuần túy là vấn đề pháp lý và do đó, tạo thuận lợi cho sứ mệnh của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ông Jean Perier cho rằng: "Trong hoàn cảnh này, Washington đã quyết định làm tất cả những gì có thể để hàn gắn quan hệ với Ankara, bằng cách hy sinh người bạn mới là người Kurd”.

Và kết quả cho sự hợp tác Mỹ - Thổ là sự thành công của chiến dịch chống lực lượng khủng bố Hồi giáo IS ở Bắc Syria ngày 24/8.

Mỹ sẽ làm gì sau khi phản bội người Kurd?

Tờ Wall Street Journal ngày 24/8 khẳng định các chiến binh YPG "là lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất của Washington trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nếu không có họ, Nhà nước Hồi giáo đã chiếm giữ miền bắc Syria từ lâu và đặt ra một nguy cơ lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thế nhưng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như quên mất các vai trò của người Kurd ở Syria trước nay dành cho Washington mà kiên quyết vẫn ra tối hậu thư buộc họ phải rút về bờ đông của sông Euphrates, nếu không Washington sẽ ngừng cấp vũ khí.

"Người Kurd Syria, vốn bị Washington sử dụng để đạt được mục tiêu của Mỹ ở Trung Đông, vốn được Mỹ ủng hộ giữ vai trò xung kích trong hai chiến dịch đánh chiếm Raqqa và Mosul. Nhưng giờ đã trở thành một con bài mặc cả và Nhà Trắng sẵn sàng hy sinh họ. Một khi người Kurd đã hoàn thành vai trò của họ, lợi ích của họ có thể dễ dàng bị Mỹ bỏ qua bởi vì Washington muốn khôi phục lại mối quan hệ quan trọng hơn với Ankara”, nhà phân tích Jean Perier nói.

Khó có thể phủ nhận vai trò của người Kurd ở Syria đối với Mỹ nhưng chính mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ đắt giá hơn ở chiến trường Syria khiến lực lượng này nhận "cái tát" đau điếng từ người bạn Mỹ.

Mỹ dùng đòn hy sinh không chỉ với người Kurd ở Syria.
Mỹ dùng đòn hy sinh không chỉ với người Kurd ở Syria.

Nhà phân tích Jean Perier đặt ra câu hỏi rằng: Làm thế nào mà người Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động quân sự ở Bắc Syria mà không có YPG?

Thực tế không chỉ dùng đòn này ở Syria, lực lượng Không những lực lượng người Kurd ở Syria mà những thành phần người Kurd ở Iraq (Khu tự trị của người Kurd ở miền bắc Iraq - KRG) cũng nếm đòn hy sinh của Mỹ và đang tìm cách ngả sang Iran để "trả thù".

Lực lượng Peshmerga của người Kurd Iraq đã sát cánh chiến đấu cùng với những người anh em của họ ở Syria. Không những thế, người Kurd có kế hoạch xóa bỏ sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ ở cả miền bắc Iraq lẫn miền bắc Syria để phản đối việc Nhà Trắng đã bán rẻ người Kurd.

Lực lượng người Kurd đã quyết định đáp trả cuộc tấn công toàn diện của quân đội Thỗ Nhĩ Kỳ chứ không còn là cuộc tấn công hạn chế như họ nói lúc đầu. Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục tấn công theo ba hướng và đến ngày 28/8 đã vào sâu trong lãnh thổ Syria từ 15 đến 17 cây số với chiều dài trên 100 cây số.

Động thái này của Ankara đã rõ ràng: đánh chiếm những vùng đất của người Kurd ở Syria: Afrin ở phía tây bắc, Qamishli và Hassaka ở phía đông bắc Syria để ngăn chặn việc sáp nhập các ốc đảo của người Kurd thành một Nhà nước Kurdistan ở Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ tạo cuộc chiến tổng lực người Kurd tràn sang Syria.
Mỹ tạo cuộc chiến tổng lực người Kurd tràn sang Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang sử dụng một “lực lượng ủy thác” để chiến đấu chống lại người Kurd Syria. Hàng ngàn tay súng của Quân đội Syria Tự do (FSA) dưới sự chỉ huy của sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã được chuyển hướng sang tấn công dân quân người Kurd. Lực lượng này được Thổ Nhĩ Kỳ đào tạo và cung cấp vũ khí với mục tiêu ban đầu là đánh quân đội Syria và phiến quân IS.

Khi đó, ông Masoud Barazani- Lãnh đạo lực lượng KRG đã ngả sang phía Iran, dùng thỏa thuận cho phép Vệ binh Cách mạng Iran sử dụng các căn cứ của người Kurd ở miền bắc Iraq và để cho các lực lượng quân sự của Iran đi qua những vùng lãnh thổ do người Kurd đang kiểm soát đến những nơi mà họ cần đến ở Syria.

Trong thế trận này, không khó để nhận thấy rằng, nếu người Mỹ đã sẵn sàng hy sinh quân cờ của mình là người Kurd và phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ- lực lượng luôn mang trong mình ý chí của Tổng thống Erdogan rằng phải triệt hạ lực lượng người Kurd- thì ý đồ của Mỹ thực chất không là lực lượng khủng bố Hồi giáo IS tự xưng mà muốn khuấy đảo lò lửa chiến tranh tại lãnh thổ Syria.

Chuyên gia về vấn đề Trung Đông Leonid Isaev của Trường cao đẳng kinh tế, nói với tờ báo Svodobnaya Pressa rằng: "Bây giờ, với việc Mỹ thúc ép YPG rời Manbij, rất có thể miền bắc Syria sẽ bị chia thành ‘khu vực ảnh hưởng’ với sự môi giới của Mỹ. Việc của người Mỹ hiện giờ là ngăn chặn xung đột quy mô lớn giữa các đồng minh trong khu vực của họ. Tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục luồn lách giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, trong khi cố gắng duy trì quan hệ với cả hai".

Video: Lực lượng SDF nã rocket trúng tăng Thổ Nhĩ Kỳ:

Theo Đông Phong

Đất Việt