1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Lithuania tin Nga tấn công Baltic trong 24 giờ

Trong bài phát biểu hôm 3/4 về mối nguy hiểm với quốc gia, Bộ Quốc phòng Lithuania tuyên bố Nga có đủ sức mạnh để tấn công Baltic trong vòng 24 giờ.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Lithuania tuyên bố: "Nga đã tăng cường khả năng quân sự ở Kaliningrad vào năm 2017 và có thể thực hiện hoạt động chiến tranh với các nước Baltic chỉ trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi nhận lệnh".

Theo vị Bộ trưởng này, vừa qua Nga đã nâng cấp chiến đấu cơ Su-30 với trang bị hạng nặng đủ sức tấn công toàn bộ diện tích khu vực Baltic. Bộ Quốc phòng Lithuania cũng không quên chỉ trích cuộc tập trận chung Nga – Belarus Zapad 2017 diễn ra vào tháng 9/2017 áp sát biên giới nước này.

Pháo tự hành Nga.
Pháo tự hành Nga.

Trước tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng chỉ trích và khẳng định Moscow luôn thúc đẩy mối quan hệ tốt với những nước Baltic.

Theo kế hoạch, trong năm 2017, ba quốc gia Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia sẽ triển khai đến mỗi nước Baltic và Ba Lan 1.000 binh lính như một động thái nhằm đẩy mạnh thời gian phản ứng với một cuộc xung đột với Nga.

Mặc dù vậy, NATO vẫn không tránh khỏi thực trạng đang suy yếu trước sự lớn mạnh của Nga, chuyên gia của National Interest (NI) nhận định. Theo tạp chí Mỹ, căng thẳng giữa NATO và Nga ngày càng tăng đã khiến nhiều chuyên gia phân tích quân sự vào cuộc để đánh giá, nghiên cứu kỹ tình trạng căng thẳng hiện nay.

Đặc biệt về lĩnh vực như các thiết bị quân sự, vũ khí và trình độ công nghệ trong lực lượng vũ trang Nga để hiểu rõ về bản chất của các mối đe dọa trong tương lai gần. Nga đang tích cực phát triển lực lượng vũ trang của mình và đạt được nhiều thành tựu khiến thế giới kinh ngạc, trong khi đó NATO ngày càng suy yếu khiến các chuyên gia và nhà phân tích từ Lầu Năm Góc lo ngại về tình trạng lực lượng NATO, đặc biệt ở khu vực Đông Âu.

Họ cho rằng, NATO không đủ sức mạnh để ngăn chặn Mosscow khi Nga "xâm lược" Đông Âu. Đồng thời, họ cũng cho rằng, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Nga không bị làm suy yếu nguồn lực và khả năng hiện đại hóa quân đội, cũng như việc cung cấp ngân sách dành cho quốc phòng.

Kho vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường của Nga so với thời Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ là một phần nhỏ. Tuy nhiên, Nga đang sở hữu đội tàu ngầm hiện đại, máy bay tàng hình thế hệ thứ năm T-50, các loại tên lửa thế hệ mới cùng các loại vũ khí bộ binh mới và hiện đại nhất thế giới. Chúng đều là những loại vũ khí thuộc tốp đầu thế giới và được trang bị các công nghệ thời hiện đại.

Trung tâm phân tích của National Interest đã công bố hàng loạt thành tựu kỹ thuật, các thiết bị quân sự của Nga. Trong số đó bao gồm cả các loại vũ khí chống vệ tinh mới, siêu tăng T-14 Armata, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 và kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu cùng các nghiên cứu phát triển khác.

Pháo binh Nga khai hỏa trong tập trận.
Pháo binh Nga khai hỏa trong tập trận.

Nga đang chứng minh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa quân sự và họ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Ví dụ, The National Interest thông báo rằng, gần đây Nga đã cho ra mắt thành công loại tên lửa đánh chặn trực tiếp Nudol.

"Đây là loại tên lửa có khả năng phá hủy các vệ tinh trong không gian. Cuộc thử nghiệm đã được thực hiện ở sân bay vũ trụ Plesetsk nằm ở phía bắc của Moscow", chuyên gia The National Interest cho biết.

Ngoài ra, chuyên gia Dave Majumdar của The National Interest còn nói thêm rằng, trong tương lai gần lực lượng đổ bộ của Nga sẽ thành lập thêm 6 đại đội xe tăng, bao gồm các xe tăng đã được hiện đại hóa T-72B3M. Sau hai năm họ sẽ thành lập các tiểu đoàn xe tăng. Nga cũng đang phát triển xe tăng hỗ trợ chiến đấu Terminator 3.

Trong Chiến tranh Lạnh ngân sách quân sự của Nga lên tới gần một nửa tổng chi phí của đất nước. Ngày nay, chi tiêu quốc phòng của Nga nhỏ hơn rất nhiều, chiếm khoảng 3,8% GDP. Tuy nhiên ngân sách chi tiêu cho quốc phòng của Nga tương đối lớn và liên tục tăng trong những năm gần đây.

Theo thông tin từ Business Insider, ngân sách quốc phòng của Nga từ 25 tỷ USD năm 2006 tăng lên 50 tỷ USD năm 2009 và lên 90 tỷ USD trong năm 2013.

Theo các chuyên gia The National Interest, hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và S-400 của Nga đang cho thấy tính hiệu quả và chúng sẽ tiếp tục được hiện đại hóa. Ngoài ra, The National Interest cũng cho biết rằng, Nga đang thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách rất lớn, trên không Nga đang sở hữu 1.980 Su-27 được sử dụng trong các lĩnh vực chiến lược khác nhau.

Máy bay Su-27 thường được so sánh với F-15 Eagle. Su-27 là máy bay chiến đấu hai động cơ cơ động được sản xuất trong những năm 1980 và được thiết kế chủ yếu nhằm mục đích chiếm ưu thế trên không.

Ngoài ra Nga còn sở hữu rất nhiều loại máy bay thế hệ mới trong đó Su-35, Su-35S và máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50... Các lực lượng khác của Nga như Hải quân được trang bị hàng loạt dự án tàu ngầm thế hệ mới và các loại tên lửa chiến lược.

Các chuyên gia cho rằng, số quân, hỏa lực, ưu thế trên không và các công nghệ tiên tiến của NATO hiện tại đang ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên theo kết luận của trung tâm nghiên cứu RAND, nếu Nga tiến hành "các cuộc tấn công xâm lược" các nước vùng Baltic thuộc NATO, NATO sẽ không thể chống lại và thất bại nhanh chóng.

Lực lượng vũ trang của NATO ở Đông Âu sẽ không thể đứng vững trong trường hợp Nga tấn công các quốc gia Latvia, Lithuania và Estonia, RAND kết luận.

Theo Tuấn Vũ (tổng hợp)

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm