1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Chuyên gia: “Chất xúc tác” Mỹ có thể đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga

(Dân trí) - Các chuyên gia nhận định, sức ép của Mỹ đối với Nga và Trung Quốc có thể gián tiếp khiến quan hệ giữa 2 quốc gia láng giềng xích lại gần nhau hơn và một liên minh kinh tế và quân sự có thể hình thành.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: TR)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: TR)

Nga và Trung Quốc, từng là đồng minh và đối thủ, giờ đây có tiếng nói chung trong một số vấn đề lớn của thế giới như cuộc nội chiến Syria, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên… Theo RT, Nga và Trung Quốc có thể sẽ bắt tay nhau để làm giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Bằng chứng rõ ràng nhất là gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Nga Li Hui nhận định về mối quan hệ Nga - Trung đã cho rằng đây là “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới” và cũng là mối quan hệ tốt đẹp nhất giữa các nước có nền kinh tế mạnh.

Nhận xét của ông Li được tạp chí Newsweek nhận định rằng dường như đang hướng về Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi gần đây ông Trump dường như tỏ ra quyết tâm áp dụng chính sách chặt chẽ hơn với Trung Quốc về vấn đề kinh tế, thương mại và quân sự.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là quan hệ Nga và Trung Quốc vẫn thiếu nền tảng kinh tế vững chắc. Nga chiếm 1,8 % kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và 2% kim ngạch nhập khẩu năm 2016. Con số này vẫn khá nhỏ so với con số 18.4% và 8,5% giữa Trung Quốc và Mỹ, đối tác kinh tế quan trọng nhất của Bắc Kinh. Theo nhà kinh tế tSergey Lukoninừ Viện quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới (Nga), hàng hóa và thị trường Nga có thể quan trọng với Trung Quốc, tuy nhiên mức độ quan trọng hiện tại không bằng Mỹ và EU.

Khả năng thành lập liên minh?

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)

Theo chuyên gia về Trung Quốc Yuri Tavrovsky tại đại học Hữu nghị nhân dân Nga, Moscow và Bắc Kinh hoàn toàn có niềm năng phát triển quan hệ và ông cho rằng nếu Tổng thống Nga Putin tiếp tục ngồi vào ghế tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm sau, kịch bản hợp tác giữa Nga và Trung Quốc có thể xảy ra. Ông Tavrovsky cho rằng quan hệ Nga - Trung hiện tại đang trong tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, ám chỉ mối quan hệ khá tốt giữa lãnh đạo cấp cao, nhưng thực tế phát triển không tương xứng.

Theo RT, Nga và Trung Quốc có thể hợp tác trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt là quân sự. Các cuộc tập trận chung thời gian gần đây thể hiện một mức độ tin tưởng nào đó giữa 2 nền quân đội và 2 quốc gia. Dù Nga và Trung Quốc vẫn có mâu thuẫn về vấn đề Trung Á hay chính sách của Bắc Kinh ở vùng biển Bắc Cực, nhưng dường như 2 nước đã tìm được một mục đích chung.

Điều có thể kéo 2 quốc gia lại gần nhau hơn là “chất xúc tác” Mỹ. Chính sách khó đoán định cùng với quan điểm “Nước Mỹ là số một” của Tổng thống Trump dường như buộc Moscow và Bắc Kinh phải bắt tay làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

“Trung Quốc dường như cảm thấy Mỹ đang muốn ngăn chặn đà đi lên của Trung Quốc. Việc Mỹ triển khai 60% khí tài hải quân tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay Mỹ thắt chặt liên minh quân sự với các đồng minh Nhật Bản và Australia có thể khiến Bắc Kinh lo ngại một phần nào đó”, nhà chiến lược chuyên nghiên cứu về Trung Quốc Andrew K P Leung nhận định với RT.

Ông Leung cho rằng dưới sức ép của Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể sẽ thiết lập mô hình liên minh quân sự giống NATO. Ông Tavrovsky nhận định viễn cảnh này có thể xảy ra nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc nhằm kiềm chế quốc gia này theo đuổi vai trò lãnh đạo toàn cầu trong tương lai.

"Về mặt địa chính trị, Nga và Trung Quốc đã có một số hợp tác nhất định. Khả năng thiết lập liên minh chính trị-quân sự giữa 2 nước này phụ thuộc phần lớn vào áp lực từ phía Mỹ", ông Tavrovsky chia sẻ, ám chỉ tới hoài nghi về cuộc chiến thương mại có thể diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian tới.

Đức Hoàng

Theo RT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm