1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Biển Đông trên không rủi ro không kém dưới biển

Khi Singapore thúc đẩy các thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) thành lập Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên không ở biển Đông trong năm nay, Trung Quốc đang lên kế hoạch đẩy mạnh các cuộc tập trận bằng máy bay tại khu vực này.

Theo báo South China Morning Post, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen gần đây bày tỏ hy vọng các thành viên ASEAN có thể đàm phán về việc thành lập Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên không ở biển Đông tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN diễn ra vào ngày 7-2.

Bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết những tình huống bất ngờ trên biển ở biển Đông đã được ASEAN và Bắc Kinh ký kết hồi tháng 2 năm ngoái. Nếu Bộ quy tắc ứng xử trên không ở biển Đông ra đời, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc sai lầm và gặp rủi ro giữa không quân các nước.


Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (phải) trong cuộc họp ASEAN hôm 6-2. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (phải) trong cuộc họp ASEAN hôm 6-2. Ảnh: AP

Dưới đây là một số hoạt động gây quan ngại liên quan đến máy bay của Trung Quốc ở biển Đông trong những năm vừa qua.

Tháng 4-2001:

Vụ máy bay Trung Quốc chặn máy bay EP-3 của Mỹ gây ra sự cố khiến phi công Wang Wei tử nạn, buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống tỉnh Hải Nam -Trung Quốc.

Vụ tai nạn xảy ra cách đảo Hải Nam khoảng 80 km về phía Đông Nam, trên biển Đông. Chiếc EP-3 cất cánh từ căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa - Nhật Bản, đã hạ cánh an toàn xuống đảo Hải Nam nhưng máy bay của Trung Quốc thì rơi xuống biển.

Trung Quốc sau đó cầm giữ 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ trong 11 ngày, làm quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng. Còn chiếc EP-3 bị giữ tại đảo Hải Nam suốt 3 tháng cho đến khi nó được trả lại cho phía Mỹ.


Phi công Wang Wei. Ảnh: Tân Hoa Xã

Phi công Wang Wei. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tháng 2-2017:

Hai máy bay quân sự - một chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc và một chiếc P-3 của hải quân Mỹ - đã bay gần bãi cạn Scarborough vào ngày 11-2-2017. Các quan chức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ mô tả đây là một sự cố "hiếm khi xảy ra" và "không an toàn".

Báo Navy Times cho biết máy bay Mỹ phải thay đổi đường bay để tránh va chạm, trong khi một quan chức quốc phòng giấu tên của Trung Quốc cho hay chiếc P-3 tiếp cận máy bay Trung Quốc khi nó đang tiến hành nhiệm vụ.


Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua biển Đông hồi tháng 2-2018. Ảnh: PLA

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua biển Đông hồi tháng 2-2018. Ảnh: PLA

Tháng 2-2018:

Không lực Trung Quốc thông báo các máy bay chiến đấu của họ đã bay qua biển Đông. Hình ảnh trên trang Weibo của lực lượng không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho thấy những chiếc Sukhoi Su-35 xuất hiện tại khu vực "tuần tra chiến đấu".

Trung Quốc xác nhận nước này mua 24 máy bay Su-35 của Nga vào tháng 11-2015. Đây là sê-ri Flanker mới nhất của Nga - loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 được thiết kế cho các cuộc tấn công mặt đất và phòng không.

Theo Phạm Nghĩa

Người lao động