1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bầu Thủ tướng mới Ukraine: Phe Tổng thống đã thắng

Ứng cử viên nhận được nhiều sự quan tâm hơn là Chủ tịch Quốc hội Vladimir Groisman bằng sự thân tín với Tổng thống Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh "Vesti", Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Boris Lozhkyn đã nêu tên hai ứng cử viên chính cho cương vị Thủ tướng mới của nước này là đương kim Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko và đương kim Chủ tịch Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Vladimir Groisman.

Ông Lozhkyn cũng cho biết khó có khả năng có thêm ứng cử viên thứ ba cho cương vị này, đồng thời chưa tiết lộ được ai sẽ là ứng cử viên được các đảng trong Quốc hội ủng hộ.

Vladimir Groisman là ứng cử Thủ tướng được Tổng thống nhắm từ lâu.
Vladimir Groisman là ứng cử Thủ tướng được Tổng thống nhắm từ lâu.

Về phía Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko, với ý tưởng thành lập chính phủ hoàn toàn kỹ trị, Chánh Văn phòng Tổng thống thừa nhận sẽ không được nhiều nghị sĩ Quốc hội ủng hộ.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Jaresko còn cho biết bà không có kế hoạch rời bỏ chức vụ để bước vào văn phòng thủ tướng.

"Tôi không có tham vọng làm thủ tướng. Mục tiêu của tôi là giúp người dân Ukraine với tư cách là Bộ trưởng Tài chính" - bà Jaresko phát biểu với báo giới hôm 20.3.

Còn Chủ tịch Quốc hội Vladimir Groisman vốn là đồng minh thân cận với Tổng thống Poroshenko từng được Tổng thống nhăm nhe vào vị trí Thủ tướng từ năm 2014.

Khi đó, cuộc bầu cử vào cuối năm 2014 giữa nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn bùng phát ở Kiev và Đảng "Mặt trận Nhân dân" từ chối thỏa thuận liên minh của Khối Poroshenko, ông Poroshenko đề cử đưa ông Yatsenyuk lên làm Thủ tướng.

Đề cử ông Yatsenyuk lên nắm quyền có nghĩa Khối Poroshenko, đảng “Mặt trận nhân dân” và Đảng “Tự cứu mình” sẽ sớm đạt được thỏa thuận liên minh.

Nếu sự ủng hộ của người dân với chính phủ suy giảm, hoặc nếu chính phủ không thể làm được như kì vọng của người dân, thì ông Yatsenyuk có thể sẽ là người phải chịu trách nhiệm và cuối cùng là bị buộc phải từ chức.

Việc này không chỉ giúp Tổng thống Poroshenko né được sức nóng trong thời gian đó mà thậm chí còn có thể giúp ông đưa Groisman, nhân vật mà ông đã nhắm trước vào vị trí Thủ tướng.

Liên minh cầm quyền trong Quốc hội Ukraina ban đầu bao gồm 5 đảng phái: Khối Petro Poroshenko, Samopomoshch, Batkivshchina, Đảng Cấp tiến và Mặt trận nhân dân của Thủ tướng.

Theo một khảo sát được công bố ngày 16/3, đảng Tổ quốc của bà Tymoshenko giờ đây là đảng có tỉ lệ tín nhiệm cao nhất trên toàn quốc với 20,5% người ủng hộ. Xếp sau là Khối Đối lập với 12,1%, tiếp đó là Đảng Cấp tiến với 11,6%. Khối Petro Poroshenko đứng thứ năm với 10,9% còn Đảng Mặt trận Nhân dân chỉ được vỏn vẹn 2,5%.

Ông Dan Bilak, một luật sư đã tham gia cố vấn pháp lý cho một số chính quyền Ukraine trước đây cho biết khủng hoảng chính trị hiện tại là minh chứng cho thấy Ukraine chưa thoát khỏi giai đoạn quá độ sau đảo chính.

"Ukraine vẫn đang trong quá trình chuyển giao. Mọi người đều cho rằng khi Yanukovych bị lật đổ, mọi chuyện sẽ tươi sáng hơn. Nhưng thực tế không phải như vậy", ông Bilak nói. "Tình hình thực ra đang diễn tiến một cách hợp lý. Có thể mọi chuyện đang diễn ra lộn xộn, nhưng chúng ta vẫn đang tìm cách loại bỏ một hệ thống quản lý nhà nước không hiệu quả thời hậu Liên Xô".

Các cuộc tranh luận về việc thay Thủ tướng ở Ukraine được đẩy mạnh từ tháng 2 năm nay. Hôm 16/2, Quốc hội Ukraine đã không thông qua nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ, theo đó Thủ tướng phải từ chức.

Theo Đông Phong (Tổng hợp)

Đất Việt