1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Alparslan Celik trắng án Su-24: Mũi tên độc 2 đích của Erdogan?

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, cơ quan tư pháp nước này đã rút cáo buộc về tội danh giết phi công Su-24 Nga đối với thủ lĩnh Turkmen Alparslan Celik.

Alparslan Celik thoát tội vụ bắn chết phi công Su-24 Nga

Tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10-5 đưa tin, Viện Công tố của Thổ Nhĩ Kỳ đã rút tất cả các cáo buộc chống lại Alparslan Celik - nghi phạm giết trung tá, anh hùng phi công Oleg Peshkov của chiếc máy bay Nga Su-24 bị không quân nước này bắn rơi trên lãnh thổ Syria.

Trước đó luật sư của Celik là Murat Ustundag đã thông báo với giới truyền thông về việc Viện Công tố nước này đã xóa mọi cáo buộc với viên Phó tư lệnh Lữ đoàn duyên hải số 1 của lực lượng vũ trang người Turkmen (Syria) trong vụ án giết phi công Nga.

Ông Ustundag giải thích là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy không đủ bằng chứng để kết tội thân chủ của ông ta. Ngoài ra, vị luật sư cũng thừa nhận rằng, cơ quan tố tụng nước này vẫn tiếp tục việc điều tra Alparslan Celik về tội sở hữu bất hợp pháp và mang vũ khí trái phép.

Ngày 24-11-2015, máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga trên vùng trời tỉnh Latakia-Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 5km. 2 phi công Nga kịp nhảy dù nhưng trung tá, cơ trưởng Oleg Peshkov đã hy sinh khi bị trúng đạn bắn từ mặt đất.

Ngay sau đó, Alparslan Celik đã công khai hình ảnh về xác viên phi công Nga cùng mảnh dù của anh trên facebook đồng thời thừa nhận đã tham gia vụ giết Oleg Peshkov, để trả thù việc chiếc Su-24 vừa ném bom vào khu vực của nhóm này 5 phút trước đó.

Sau sự kiện này, Điện Kremlin đã nhiều lần yêu cầu Ankara bắt giữ và trừng trị nhóm phiến quân đã bắn chết phi công Nga, Moscow còn coi đó là một trong những điều kiện để bình thường hóa quan hệ giữa 2 bên. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ yêu cầu này.

Viện Công tố Thổ Nhĩ Kỳ đã rút tất cả các cáo buộc chống lại Alparslan Celik trong vụ Su-24
Viện Công tố Thổ Nhĩ Kỳ đã rút tất cả các cáo buộc chống lại Alparslan Celik trong vụ Su-24

Vào tháng 12-2015, Nga đã hỗ trợ quân đội Syria tấn công mạnh khu vực phía bắc tỉnh Latakia, giải phóng thị trấn Salma và Rabia - một căn cứ quan trọng của nhóm phiến quân Turkmen. Do đó, Alparslan Celik đã buộc phải bỏ chạy về nước.

Tuy nhiên, vào ngày 31-3 vừa qua, chính quyền Ankara bất ngờ bắt giữ Alparslan Celik, khi hắn cùng với 12 người khác đang ăn trong một nhà hàng tại thành phố Izmir, miền tây nước này, về tội sở hữu và mang vũ khí trái phép.

Trong quá trình điều tra Celik thừa nhận, vụ bắn phi công Nga là theo lệnh của chỉ huy chứ y không trực tiếp giết sĩ quan Nga, mà cũng không phải là người ra mệnh lệnh này.

Tuy nhiên, hơn một tuần sau, Ankara đã từ chối tiếp tục điều tra Alparslan Celik về tội danh này, với một lập luận mà các quan chức Nga phải thốt lên là “quá kỳ quặc”: Alparslan Celik không bị điều tra do “gây án trên lãnh thổ của Syria chứ không phải trên đất Thổ Nhĩ Kỳ”.

Bắt “vờ” Alparslan Celik Erdogan được lợi những gì?

Khi Ankara tuyên bố đã bắt giữ Alparslan Celik vào ngày 31-3, giới truyền thông dự đoán là Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn nối lại qua hệ với Nga nên bắt giữ tên này để xét xử. Tuy nước này sẽ không dẫn độ Celik cho Moscow những chắc chắn y sẽ chịu một án phạt trong nước.

Alparslan Celik không bị điều tra do “gây án trên lãnh thổ của Syria chứ không phải trên đất Thổ Nhĩ Kỳ
Alparslan Celik không bị điều tra do “gây án trên lãnh thổ của Syria chứ không phải trên đất Thổ Nhĩ Kỳ"

Tuy nhiên, thực tế là có những luồng ý kiến cho rằng, việc Ankara bắt giữ tên này chỉ là con bài của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, khi đó đang có chuyến công du đến Hoa Kỳ từ ngày 29-3 đến ngày 2-4, để mặc cả với Tổng thống Mỹ Obama, với 2 mục đích chính.

Thứ nhất là ra giá với Mỹ về vấn đề người Kurd và vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến “chống khủng bố” ở Syria

Ông Recep Tayip Erdogan đến Washington để tham dự Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân (NSS), dự kiến diễn ra từ ngày 31-3 đến 1-4 với mong muốn gặp ông Obama để bàn bạc về vấn đề này nhưng đã gặp phải thái độ ghẻ lạnh của Tổng thống Mỹ.

Sau khi bị ông Obama công khai từ chối gặp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai chỉ trích Mỹ ủng hộ “tổ chức khủng bố người Kurd” ở Syria. Thậm chí ông này còn tuyên bố, những động thái của Washington đã biến khu vực này thành “biển máu”.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn phát biểu tại Viện Brookings ở Washington là “lấy làm tiếc về mối quan hệ ngày càng xấu đi đối với Nga” và nhấn mạnh về sự cần thiết khôi phục hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khu vực.

Tuy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa hạ giọng thái quá để đề nghị nối lại quan hệ với Nga, nhưng lần này ông Erdogan đã “giảm tông” xuống rất nhiều so với những phát biểu trước đây.

Sau đó 2 ngày, vụ bắt giữ Alparslan Celik đã diễn ra như một lời cảnh báo với ông Obama rằng, ông Erdogan đang mất dần kiên nhẫn với Washington và hoàn toàn có thể quay về với Nga. Ankara có thể giao tên này cho Moscow như một điều kiện để nối lại quan hệ.

Thứ hai là ra giá với Mỹ về vấn đề quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trong hơn nửa năm qua, quan hệ giữa Thủ tướng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã rạn nứt nghiêm trọng, thể hiện sự đối lập nhiều lĩnh vực, từ quan hệ với EU tới vấn đề phe đối lập và truyền thông, thậm chí là trong cả quan hệ với Nga và giải quyết mâu thuẫn với người Kurd.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là từ 6 tháng qua, Thủ tướng Davutoglu đã phản đối tham vọng quyền lực của ông Erdogan về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, đưa đất nước chuyển từ chế độ Cộng hòa Nghị viện sang Cộng hòa Tổng thống, tập hợp tất cả quyền lực vào tay ông Erdogan.

Những quan điểm trái ngược của Thủ tướng bị nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhận định là “biểu hiện chống đối đường lối” của mình, đồng thời, uy tín ngày một lên cao của ông Davutoglu đối với Mỹ và châu Âu cũng khiến Tổng thống Erdogan không thể yên tâm.

Các nhà lãnh đạo EU có quan hệ rất tốt với Thủ tướng Davutoglu và cho rằng, ông này “có khí chất lãnh đạo”, đồng thời được coi là người có khả năng và triển vọng để thực thi các cuộc đàm phán giải quyết tình trạng xung đột với người Kurd ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ bắt giữ Alparslan Celik có liên quan đến vấn đề tranh chấp quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ?
Vụ bắt giữ Alparslan Celik có liên quan đến vấn đề tranh chấp quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Sự kỳ vọng của châu Âu về việc đem lại hòa bình cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đối với vị Thủ tướng còn lớn hơn cả Tổng thống, cùng với thái độ coi trọng ông Davutoglu của ông Obama, trái ngược hoàn toàn với sự lạnh nhạt mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp phải trên đất Mỹ.

Tổng thống Erdogan sợ rằng, sau khi đã bảo đảm sự ủng hộ của Washington và Brussels, ông Davutoglu sẽ cố gắng củng cố vị trí chính trị và mở rộng phạm vi quyền hạn của mình, tiến tới loại bỏ quyền lực lãnh đạo Đảng cầm quyền và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của ông này.

Tổng thống Erdogan đã quyết định loại bỏ Thủ tướng Davutoglu ra khỏi sân khấu chính trị, do đó, hành động “bắt vờ” Alparslan Celik để cảnh cáo về việc nối lại qua hệ với Nga cũng có thể là một con bài mặc cả với Mỹ về việc không được tiếp tục ủng hộ ông Davutoglu.

Sau khi Ankara đạt được thỏa thuận về vấn đề người di cư và thỏa thuận miễn thị thực Schengen với EU (3-5), ông Davutoglu đã tuyên bố từ chức vào ngày 5-5. Đó cũng chính là ngày ông đã lên kế hoạch gặp Tổng thống Mỹ Obama và tất nhiên là sau đó cuộc gặp bị hủy bỏ.

Các hiệp định quan trọng đã đạt được, Thủ tướng Davutoglu đã từ chức và rất có thể con rể ông Erdogan là Berat Albayrak (Bộ trưởng Năng lượng và tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ lên làm Thủ tướng. Và đương nhiên là Alparslan Celik sẽ được trắng án về vụ bắn chết phi công Su-24 Nga.

Theo Thiên Nam

Đất Việt