1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2213:

Điểm trường không phòng học giữa đại ngàn

(Dân trí) - Nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng phòng hộ sông Lò, bản Nà Đang như một thế giới riêng. Nơi đây, không chỉ cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn mà hơn chục năm nay, các cháu trong độ tuổi mầm non không có phòng học, phải học trong chòi lá và học nhờ ở điểm trường Tiểu học với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.

Theo chân giáo viên Trường mầm non Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đến bản Nà Đang. Đây không chỉ là một bản xa xôi và khó khăn nhất của xã Lâm Phú mà còn là một trong những bản khó khăn nhất của huyện miền núi Lang Chánh. Bản Nà Đang với 100% đồng bào dân tộc Thái nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng phòng hộ sông Lò.

Bản Nà Đang cách trung tâm xã 16km
Bản Nà Đang cách trung tâm xã 16km

Con đường từ trung tâm huyện Lang Chánh vào xã Lâm Phú dài 30km. Từ đây vào đến bản Nà Đang phải tiếp tục vượt qua quãng đường đất dài 16km xuyên giữa rừng. Những ngày trời mưa, nhiều đoạn bùn đất lầy lội, đá lởm chởm, trơn trượt rất nguy hiểm. Có những đoạn đường nằm vắt vẻo bên sườn núi, phía dưới là thung lũng sương mù bao phủ.

Sau khoảng một giờ đồng hồ quăng quật trên con đường đất đi giữa rừng, chúng tôi đặt chân đến bản Nà Đang. Vừa đến đầu bản, cô giáo Lê Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường mầm non Lâm Phú chỉ tay về điểm trường nằm trên lưng chừng bản cho biết đó là điểm trường Tiểu học nơi các cháu mầm non đang phải học nhờ.

Vào những ngày trời mưa, con đường lầy lội, trơn trượt
Vào những ngày trời mưa, con đường lầy lội, trơn trượt

Nằm phía ngay dưới điểm trường chừng vài chục mét là một chòi tranh tre nứa lá tồi tàn, những tấm phên che chắn xung quanh đã rụng xuống vì mục nát. Theo cô Ngọc thì đó chính là lớp học trước đây của các cháu mầm non. Vào những ngày mùa đông thì lạnh thấu xương, mùa hè với những cơn mưa rừng xối xả khiến cả cô và trò đều bị ướt.

Trường mầm non Lâm Phú có 296 học sinh được chia thành 3 khu. Trong đó điểm trường Nà Đang là khó khăn nhất. Tại đây hiện mới có một lớp học 12 cháu, vì điều kiện không có phòng học nên còn 13 cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ chưa được đến trường.

Các cháu học sinh mầm non không có phòng phải học nhờ tại điểm trường Tiểu học
Các cháu học sinh mầm non không có phòng phải học nhờ tại điểm trường Tiểu học
Chòi lá này là phòng học trước đây của học sinh mầm non bản Nà Đang
Chòi lá này là phòng học trước đây của học sinh mầm non bản Nà Đang

Được thành lập từ năm 2005, tuy nhiên, hơn 10 năm qua, điểm trường này vẫn chưa có phòng học kiên cố, các cháu phải học nhờ trong nhà dân và phòng học bằng tranh tre, nứa lá. Năm học 2015 - 2016, chính quyền và ngành giáo dục tạo điều kiện cho nhà trường mượn một phòng của điểm trường Tiểu học để học nhờ.

“Mặc dù ngành giáo dục và chính quyền địa phương hết sức quan tâm, tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể đầu tư xây dựng phòng học kiên cố cho các cháu. Phòng học không đảm bảo về diện tích, không có không gian cho các cháu hoạt động. Trong khi đó, cấp mầm non có đặc thù riêng, quá trình học các cháu múa hát nên ảnh hưởng đến cả các lớp học của Tiểu học. Nếu không mở điểm trường tại bản thì tất cả các cháu trong bản sẽ không có cơ hội đến trường vì bản nằm quá xa trung tâm xã”, cô Ngọc chia sẻ.

Chòi lá đã quá tồi tàn không thể học được nữa
Chòi lá đã quá tồi tàn không thể học được nữa

“Cuộc sống của bà con nơi đây vốn dĩ đã nhiều khó khăn, vất vả, còn các cháu thì quá thiệt thòi về mọi mặt. Trước đây, khi bản chưa có điện lưới, có lần tôi mang bông hoa giấy lên hỏi cái gì thì các cháu cho biết đó là cái bóng điện”, cô Ngọc chia sẻ thêm.

Điểm trường này hiện chỉ có một cô giáo phụ trách. Theo hiệu trưởng nhà trường cho biết, nếu đúng ra thì nơi đây cần có 2 lớp học với 2 cô phụ trách và một người phục vụ. Tuy nhiên, điều đó với nhà trường và bà con dân bản còn là một niềm mơ ước.

Theo anh Hà Văn Chuẩn - Bí thư chi bộ bản Nà Đang thì hiện cả bản có 52 hộ dân với gần 200 nhân khẩu. Người dân trong bản chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và hái lâm sản phụ từ rừng. “Nói về thuận lợi thì không có gì cả, còn về khó khăn thì nhiều lắm. Bản chúng tôi nằm cách xa đường cái, trong khi đó, làm cái gì cũng dính vào lâm trường rồi. Hiện chúng tôi có 43 hộ nghèo, 4 hộ thoát nghèo, còn lại là cận nghèo”, anh Chuẩn nói.

Các cháu mầm non học nhờ phòng của điểm trường Tiểu học
Các cháu mầm non học nhờ phòng của điểm trường Tiểu học
Học sinh mầm non nơi đây còn quá thiệt thòi
Học sinh mầm non nơi đây còn quá thiệt thòi

Để minh chứng cho những khó khăn mà nhà trường cũng như chính quyền địa phương và ngành giáo dục Lang Chánh đang gặp phải, cô Ngọc cùng cán bộ bản dẫn chúng tôi đi xem lớp học mầm non. Đó là một phòng học cấp bốn nằm trong dãy nhà của điểm trường Tiểu học Nà Đang. Căn phòng được xây dựng kiên cố rộng chừng vài chục mét vuông nhưng đã bắt đầu xuống cấp.

Trong phòng được trang bị khoảng vài chục chiếc ghế đơn sơ dành cho các cháu. Đồ dùng học tập thì nghèo nàn, chỉ có một số bức tranh minh họa và một giá sách nhỏ đặt dưới nền nhà... Những đồ dùng học tập chủ yếu do cô giáo và phụ huynh góp sức làm.

Đồ dùng học tập nghèo nàn
Đồ dùng học tập nghèo nàn

Cô Hà Thị Sợi phụ trách lớp mầm non chia sẻ: “Vì chưa có phòng học nên tôi đang phải phụ trách lớp ghép 3 - 5 tuổi. Trên đây rất khó khăn, điều kiện học cái gì cũng thiếu. Còn các cháu thì toàn là người dân tộc thiểu số nên nói tiếng kinh không hiểu được. Đồ dùng học tập, đồ chơi cũng thiếu nên các cháu không thấy được thực tế”.

Dù đã được đi nhiều nơi, đến nhiều điểm trường ở miền núi, nhưng tôi chưa từng được chứng kiến cái mà các cô giáo gọi là cầu trượt, bập bênh…dành cho các cháu học sinh vui chơi. Đó là những cành cây được cột lại với nhau cùng một vài tấm ván và những khúc luồng đặt trên bãi đất trống. Nếu không có sự giải thích của cô giáo thì ít ai biết đấy là những thứ phục vụ cho hoạt động vui chơi của các cháu học sinh mầm non nơi đây. Dù vậy, nhưng các cháu tỏ ra thích thú với những trò chơi mạo hiểm này.

Điểm trường không phòng học giữa đại ngàn - 9
Đây gọi là bập bênh và cầu trượt của học sinh mầm non
Đây gọi là bập bênh và cầu trượt của học sinh mầm non

Chúng tôi rời lớp học mầm non trong ánh mắt như chất chứa bao niềm hi vọng của cô giáo Sợi và những ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ của những cháu bé vốn ít khi được nhìn thấy người lạ vào bản. Vừa bắt tay tiễn khách, anh Hà Văn Chuẩn không quên gửi gắm niềm mong mỏi của bà con: “Nhà báo thấy hết rồi đó, bà con ở đây vất vả lắm. Nhưng bà con khổ mấy cũng chịu được, chỉ mong có cái phòng học kiên cố tý cho các cháu đỡ khổ, thiệt thòi nhiều lắm rồi”.

Điểm trường không phòng học giữa đại ngàn - 11
Trò chơi có một không hai của học sinh nơi đây
Trò chơi "có một không hai" của học sinh nơi đây

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2213: Hỗ trợ xây dựng điểm trường Nà Đang, trường mầm non Lâm Phú thuộc xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Duy Tuyên