1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mạng xã hội gây hại cho trí nhớ như thế nào?

(Dân trí) - Mỗi ngày, có hàng trăm triệu người ghi lại và chia sẻ các trải nghiệm của mình trên mạng xã hội, từ những bữa tiệc hoành tráng đến những khoảnh khắc ngọt ngào nhất trong gia đình. Mạng xã hội cho phép chúng ta giữ liên lạc với bạn bè và thắt chặt những mối quan hệ mới hơn bao giờ hết. Nhưng sự gia tăng về giao tiếp và kết nối xã hội cũng có cái giá của nó.

Trong một bài báo mới được công bố trên tờ Experimental Social Psychology, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ghi lại và chia sẻ các trải nghiệm của mình trên mạng xã hội đã tạo ra những ký ức kém chính xác hơn về các sự kiện đó.

Trong một loạt ba nghiên cứu của Diana Tamir, Đại học Princeton, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem việc chụp ảnh và quay video để đăng lên mạng đã ảnh hưởng đến sự tận hưởng, sự tham gia và ký ức về những trải nghiệm đó như thế nào.

Những người tham gia đã theo dõi việc tham gia các buổi diễn thuyết hoặc tự đi tham quan một nhà thờ trong khuôn viên trường Đại học Stanford. Họ được yêu cầu ghi lại những trải nghiệm của mình theo nhiều cách khác nhau: chụp ảnh hoặc ghi chép về sự kiện, ghi hình sự kiện nhưng không lưu, chia sẻ sự kiện trên mạng xã hội hoặc tự mình ngẫm nghĩ về sự kiện. Sau đó, họ được hỏi về mức độ tận hưởng trải nghiệm, mức độ duy trì sự tập trung hoặc tâm trí có bị phân tán không, và sau đó làm một bài trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ.

Tamir và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc chia sẻ về trải nghiệm trên mạng xã hội có vẻ không ảnh hưởng đến mức độ cảm giác tận hưởng hoặc tham gia. Tuy nhiên, những người viết ra, ghi hình hoặc chia sẻ về trải nghiệm của mình thực hiện bài kiểm tra trí nhớ kém hơn khoảng 10% ở tất cả các thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng thủ phạm của sự “thiếu hụt” trí nhớ không thuần túy là mạng xã hội, vì thậm chí việc chụp ảnh hoặc ghi chép mà không đăng tải chúng cũng cho thấy những hiệu ứng tương tự. Chỉ làm gián đoạn trải nghiệm dường như không có hại, vì những người được hướng dẫn ngẫm nghĩ về bài diễn thuyết mà không cần viết ra vẫn lưu giữ được nhiều thông tin như những người xem bình thường. Thay vào đó, chính hành động “khoe” trải nghiệm của mình – nghĩa là tái tạo lại nó dưới bất kỳ hình thức nào – có vẻ khiến họ mất đi điều gì đó của trải nghiệm ban đầu.

Những phát hiện này bắt nguồn từ nghiên cứu về bộ nhớ”giao dịch”, hay cách chúng ta phân chia thông tin giữa bộ nhớ trong – những điều chúng ta quyết định ghi nhớ - và bộ nhớ ngoài, là những gì chúng ta sẽ lưu giữ ở nơi khác.

Trước Internet, thông tin được phân bố theo trực giác giữa trí óc của một người và bộ nhớ ngoài dưới dạng các chuyên gia và sổ sách. Phân chia thông tin theo cách này được cho là tối đa hóa kiến ​​thức sẵn có của nhóm xã hội đồng thời cho phép các chuyên gia hình thành sự hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực của họ. Trên quy mô nhỏ hơn, các nghiên cứu cho thấy rằng các cặp tình nhân tự động phân bổ ký ức giữa hai bộ nhớ này. Mỗi người chịu trách nhiệm về phần thông tin cần ghi nhớ, làm tăng những gì mà các cặp đôi có thể nhớ lại.

Thông tin bên ngoài được sử dụng khi phải cố gắng tìm lại, nhưng với sự xuất hiện của Internet di động, hầu như mọi sự kiện đều có thể truy cập trong vòng vài giây. Sự dễ dàng này đã tạo ra cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “hiệu ứng Google”, trong đó nhu cầu lưu trữ thông tin bên trong ít đi khi có thể dễ dàng truy cập nó ở nơi khác.

Tính sẵn có của thông tin bên ngoài khiến chúng ta thờ ơ với chính thông tin, mà thay vào đó lại nhớ nơi để tìm thấy nó. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng nếu người chơi trò chơi giải đố tin rằng có một máy tính nào đó đang lưu giữ từng câu đố để họ nghiên cứu sau, thì họ không hình thành trí nhớ về thông tin mà họ muốn. Thay vào đó, họ hình thành trí nhớ về cách lấy thông tin đó trên máy tính.

Quá trình tương tự cũng có thể xảy ra đối với những ký ức trải nghiệm, mà trong quá khứ không thể dễ dàng bắt giữ và lưu lại ở bộ nhớ ngoài. Với sự ra đời của điện thoại thông minh và mạng xã hội, chúng ta có thể lưu ra ngoài không chỉ kiến ​​thức, mà cả ký ức về những trải nghiệm vui vẻ nhất. Mặc dù những trải nghiệm này có thể được bảo tồn trên các thiết bị, nhưng những gì đọng lại trong ký ức của chúng ta có thể bị giảm đi.

Hơn nữa, những nghiên cứu này không cho phép mọi người thoải mái sử dụng mạng xã hội như họ có thể làm trong hoàn cảnh tự nhiên, có thể kết hợp những hiệu ứng này với sự phân tâm khi phải làm nhiều việc một lúc, di chuyển qua các bài đăng của bạn bè hoặc đưa lên những thông báo.

Hiệu ứng này liên quan đến một mối lo ngại khác về mạng xã hội, đó là FOMO, hay nỗi sợ bỏ lỡ. Với sự gia tăng các nội dung được chia sẻ, các hoạt động thú vị mà bạn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào đang rõ ràng hơn bao giờ hết, điều này có thể dẫn đến cảm giác lo sợ rằng những người khác đang có những trải nghiệm bổ ích mà bắng mặt bạn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi FOMO có liên quan với sự ít hài lòng về cuộc sống, trong một tâm trạng tồi tệ hơn và không hài lòng về mặt cảm xúc. Nhưng như nghiên cứu cho thấy, việc trở thành một trong những nội dung được chia sẻ cũng có thể làm cho bạn bỏ lỡ theo một cách khác.

Mặc dù mọi người trong nghiên cứu cho biết họ cũng hài lòng và tham gia vào từng hoạt động, nhưng người đã lưu nó ra điện thoại hoặc ra giấy có vẻ bị khuyết mất điều gì dó của trải nghiệm ban đầu - một khía cạnh không thể bắt giữ trong các bài đăng trên mạng xã hội.

Cẩm Tú

Theo Time

Theo MSN