1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Uy lực 20 tàu sân bay hàng đầu thế giới (1)

(Dân trí) - Mặc dù chi phí chế tạo rất đắt đỏ, song tàu sân bay vẫn được xem là “niềm mong mỏi” của hải quân các nước để có thể đảm bảo năng lực phòng vệ và tác chiến tại tất cả các vùng biển trên thế giới.

Trong những năm gần đây, các nước đều dành sự quan tâm đặc biệt cho các chương trình phát triển tàu sân bay. Một số quốc gia như Ấn Độ và Tây Ban Nha đã cho “nghỉ hưu” một số tàu sân bay, trong khi Trung Quốc đưa vào sử dụng tàu sân bay tự đóng đầu tiên, còn Anh cũng đã trở lại câu lạc bộ các quốc gia sở hữu tàu sân bay trên thế giới. Năm 2017, Mỹ cũng đã biên chế tàu sân bay mới nhất của nước này là USS Gerald R. Ford - tàu sân bay lớp Ford đầu tiên.

Business Insider đã liệt kê 20 tàu sân bay có thể mang, phóng máy bay và vẫn đang hoạt động trên toàn thế giới.

Được biên chế năm 2017, HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh và là một trong những tàu sân bay mới nhất trên thế giới. HMS Queen Elizabeth hiện là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Anh, trong khi HMS Prince of Wales, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth thứ hai, vẫn đang trong quá trình sản xuất. HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 40 máy bay, trong đó F-35 được cho là đóng vai trò chủ đạo. (Ảnh: AP)
Được biên chế năm 2017, HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh và là một trong những tàu sân bay mới nhất trên thế giới. HMS Queen Elizabeth hiện là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Anh, trong khi HMS Prince of Wales, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth thứ hai, vẫn đang trong quá trình sản xuất. HMS Queen Elizabeth có thể mang theo tới 40 máy bay, trong đó F-35 được cho là đóng vai trò chủ đạo. (Ảnh: AP)

Được biên chế năm 2017, USS Gerald R. Ford không chỉ là tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ mà còn là tàu sân bay lớp Ford đầu tiên. Hiện USS Gerald R. Ford vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng sau khi đi vào hoạt động (dự kiến trước năm 2022), tàu sân bay này dự kiến sẽ mang hơn 75 máy bay, chủ yếu là F-35C. Do là tàu sân bay mới nhất nên USS Gerald R. Ford được tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới, trong đó có hệ thống phóng điện từ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Được biên chế năm 2017, USS Gerald R. Ford không chỉ là tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ mà còn là tàu sân bay lớp Ford đầu tiên. Hiện USS Gerald R. Ford vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng sau khi đi vào hoạt động (dự kiến trước năm 2022), tàu sân bay này dự kiến sẽ mang hơn 75 máy bay, chủ yếu là F-35C. Do là tàu sân bay mới nhất nên USS Gerald R. Ford được tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới, trong đó có hệ thống phóng điện từ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

INS Vikramaditya là tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ và được nâng cấp từ sân bay lớp Kiev. INS Vikramaditya ban đầu là tàu sân bay của Liên Xô và được Ấn Độ mua lại từ năm 2004 với giá 2,35 tỷ USD. Sau quá trình nâng cấp, INS Vikramaditya chính thức được Hải quân Ấn Độ đưa vào hoạt động đầy đủ từ năm 2013. Tàu sân bay này có thể mang 36 máy bay và là tàu đầu tiên của Ấn Độ có cây rút tiền tự động (ATM) trên boong. (Ảnh: Reuters)
INS Vikramaditya là tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ và được nâng cấp từ sân bay lớp Kiev. INS Vikramaditya ban đầu là tàu sân bay của Liên Xô và được Ấn Độ mua lại từ năm 2004 với giá 2,35 tỷ USD. Sau quá trình nâng cấp, INS Vikramaditya chính thức được Hải quân Ấn Độ đưa vào hoạt động đầy đủ từ năm 2013. Tàu sân bay này có thể mang 36 máy bay và là tàu đầu tiên của Ấn Độ có cây rút tiền tự động (ATM) trên boong. (Ảnh: Reuters)

Là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và ban đầu được chế tạo dành cho Hải quân Liên Xô, Liêu Ninh do Bắc Kinh mua lại từ Ukraine vào năm 1998 trước khi được tân trang lại và đưa vào sử dụng. Tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế từ năm 2012 với phi đội gồm 26 máy bay chiến đấu đa nhiệm Shenyang J-15, 12 chiếc trực thăng vận tải/tác chiến chống ngầm Changhe Z-18 và 2 trực thăng Harbin Z-9. (Ảnh: Reuters)
Là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và ban đầu được chế tạo dành cho Hải quân Liên Xô, Liêu Ninh do Bắc Kinh mua lại từ Ukraine vào năm 1998 trước khi được tân trang lại và đưa vào sử dụng. Tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế từ năm 2012 với phi đội gồm 26 máy bay chiến đấu đa nhiệm Shenyang J-15, 12 chiếc trực thăng vận tải/tác chiến chống ngầm Changhe Z-18 và 2 trực thăng Harbin Z-9. (Ảnh: Reuters)

USS George H. W. Bush được biên chế vào Hải quân Mỹ từ năm 2009 với thủy thủ đoàn gồm 3.200 người và 2.480 nhân sự phụ trách phi đội máy bay. Được đặt theo tên của tổng thống Mỹ, USS George H. W. Bush là tàu sân bay mới nhất của lớp Nimitz gia nhập Hải quân Mỹ. USS George H. W. Bush tham gia cuộc chiến tại Iraq và là một trong những tàu đầu tiên tham gia cuộc chiến chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) từ năm 2014. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
USS George H. W. Bush được biên chế vào Hải quân Mỹ từ năm 2009 với thủy thủ đoàn gồm 3.200 người và 2.480 nhân sự phụ trách phi đội máy bay. Được đặt theo tên của tổng thống Mỹ, USS George H. W. Bush là tàu sân bay mới nhất của lớp Nimitz gia nhập Hải quân Mỹ. USS George H. W. Bush tham gia cuộc chiến tại Iraq và là một trong những tàu đầu tiên tham gia cuộc chiến chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) từ năm 2014. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Cavour là một trong hai tàu sân bay của Italy được biên chế từ năm 2008 với sức chứa từ 20-30 máy bay. Tàu sân bay Cavour có 451 thành viên thủy thủ đoàn, 203 quân nhân phục vụ phi đội bay, 140 nhân viên điều khiển và 325 lính thủy đánh bộ. Cavour dự kiến được trang bị các máy bay chiến đấu F-35B để thay thế các máy bay Harrier đã lỗi thời. (Ảnh: Reuters)
Cavour là một trong hai tàu sân bay của Italy được biên chế từ năm 2008 với sức chứa từ 20-30 máy bay. Tàu sân bay Cavour có 451 thành viên thủy thủ đoàn, 203 quân nhân phục vụ phi đội bay, 140 nhân viên điều khiển và 325 lính thủy đánh bộ. Cavour dự kiến được trang bị các máy bay chiến đấu F-35B để thay thế các máy bay Harrier đã lỗi thời. (Ảnh: Reuters)

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đang đồn trú tại căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản và có sức chứa 90 máy bay. Ngoài tham gia các chiến dịch tại Iraq, USS Ronald Reagan cũng chở hàng cứu trợ cho Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần và cứu trợ cho Philippines sau bão Fengshen. Tàu sân bay này cũng tham gia nhiều cuộc tập trận ở châu Á từ sau khi được triển khai tới Nhật Bản. (Ảnh: AP)
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đang đồn trú tại căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản và có sức chứa 90 máy bay. Ngoài tham gia các chiến dịch tại Iraq, USS Ronald Reagan cũng chở hàng cứu trợ cho Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần và cứu trợ cho Philippines sau bão Fengshen. Tàu sân bay này cũng tham gia nhiều cuộc tập trận ở châu Á từ sau khi được triển khai tới Nhật Bản. (Ảnh: AP)

Ngoài Mỹ, chỉ có Pháp là nước thứ hai trên thế giới chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Được biên chế từ năm 2001, tàu sân bay Charles de Gaulle có thủy thủ đoàn gồm 1.350 người và khoảng 500 nhân sự thuộc lực lượng không kích. Tàu này từng tiến hành các cuộc không kích tấn công các mục tiêu của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và tuần tra với Hải quân Mỹ ở ngoài khơi Pakistan. Gần đây, Charles de Gaulle tham gia các chiến dịch chống IS của Pháp ở Iraq và Syria. Từ tháng 2/2017, tàu sân bay này đã được nâng cấp ở Pháp và quá trình này dự kiến mất 18 tháng để hoàn tất. (Ảnh: Reuters)
Ngoài Mỹ, chỉ có Pháp là nước thứ hai trên thế giới chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Được biên chế từ năm 2001, tàu sân bay Charles de Gaulle có thủy thủ đoàn gồm 1.350 người và khoảng 500 nhân sự thuộc lực lượng không kích. Tàu này từng tiến hành các cuộc không kích tấn công các mục tiêu của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và tuần tra với Hải quân Mỹ ở ngoài khơi Pakistan. Gần đây, Charles de Gaulle tham gia các chiến dịch chống IS của Pháp ở Iraq và Syria. Từ tháng 2/2017, tàu sân bay này đã được nâng cấp ở Pháp và quá trình này dự kiến mất 18 tháng để hoàn tất. (Ảnh: Reuters)

Brazil đã mua tàu sân bay NAe Sao Paulo từ Pháp vào năm 2000 với giá là 12 triệu USD. Tàu sân bay này chở 39 máy bay và thủy thủ đoàn gồm 1.920 người. Từng được Pháp đưa vào sử dụng từ năm 1959, NAe Sao Paulo đã tham gia nhiều hoạt động của NATO trên toàn thế giới. Sau khi được chuyển giao cho Brazil, NAe Sao Paulo trải qua quá trình nâng cấp từ năm 2005-2010 và được trang bị thêm các trực thăng S-70 Seahawk và A-4 Skyhawks. NAe Sao Paulo đang chờ “nghỉ hưu” sau một thời gian hứng chịu hỏa lực cũng như những vụ tai nạn khiến tàu này không còn khả năng bảo dưỡng. (Ảnh: Wikimedia)
Brazil đã mua tàu sân bay NAe Sao Paulo từ Pháp vào năm 2000 với giá là 12 triệu USD. Tàu sân bay này chở 39 máy bay và thủy thủ đoàn gồm 1.920 người. Từng được Pháp đưa vào sử dụng từ năm 1959, NAe Sao Paulo đã tham gia nhiều hoạt động của NATO trên toàn thế giới. Sau khi được chuyển giao cho Brazil, NAe Sao Paulo trải qua quá trình nâng cấp từ năm 2005-2010 và được trang bị thêm các trực thăng S-70 Seahawk và A-4 Skyhawks. NAe Sao Paulo đang chờ “nghỉ hưu” sau một thời gian hứng chịu hỏa lực cũng như những vụ tai nạn khiến tàu này không còn khả năng bảo dưỡng. (Ảnh: Wikimedia)

Thành Đạt

Theo BI